Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng Học Excel Online tìm hiểu về cách sử dụng hàm TIME trong Power BI. Đây là một hàm thường gặp trong nhóm hàm làm việc với thời gian.
Miêu tả
Hàm TIME giúp trả về giá trị thời gian dạng giờ từ những số đại diện cho Giờ, Phút, Giây
Cách dùng / cấu trúc
TIME( <Số giờ>, <Số phút>, <Số giây> )
Hàm có 3 tham số theo thứ tự: Giờ – Phút – Giây
Hàm TIME trong Power BI giống với hàm TIME trong Excel.
Tham số
Hàm có 3 tham số đại diện cho số giờ, số phút, số giây trong 1 chuỗi giá trị thời gian.
Cách xác định các giá trị của tham số trong hàm:
- Không được sử dụng giá trị số âm.
- Số giờ: phải nằm trong khoảng từ 0 đến 23. Nếu lớn hơn 23 thì phần số giờ chính là phần số dư của phép chia số đó cho 23.
- Số phút: phải nằm trong khoảng từ 0 đến 59. Nếu lớn hơn 59 thì phần số phút chính là phần dư của phép chia số đó cho 59. Phần nguyên sẽ được cộng thêm vào số giờ.
- Số giây: phải nằm trong khoảng từ 0 đến 59. Nếu lớn hơn 59 thì phần số giây chính là phần dư của phép chia số đó cho 59. Phần nguyên sẽ được cộng thêm vào số phút.
Giá trị trả về
Là thời gian gồm đủ Giờ:Phút:Giây.
Lưu ý
Giá trị thời gian có thể chuyển từ dạng giờ về ngày ở dạng phần số thập phân của ngày.
Ví dụ: 12:00 PM được tính là 0.5 ngày.
Ví dụ
Các kết quả tạo bởi hàm TIME:
- TIME ( 2, 90 , 30 ) trả về thời gian là 3:30:30 AM (90 phút sẽ tính là 1 giờ 30 phút, số giờ được cộng vào phần giờ, còn số phút sẽ ở vị trí phần phút)
- TIME ( 12, 30, 15) trả về thời gian là 12:30:15 PM
Tham khảo
Một số hàm tương tự làm việc với đối tượng thời gian khác:
- Hàm tìm số giờ trong chuỗi giá trị thời gian: Hàm HOUR
- Hàm tìm số phút trong chuỗi giá trị thời gian: Hàm MINUTE
- Hàm tìm số giây trong chuỗi giá trị thời gian: Hàm SECOND
- Hàm trả về thời gian hiện tại có đủ giờ, phút, giây: Hàm NOW