Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng Học Excel Online tìm hiểu về cách sử dụng hàm EDATE trong Power BI. Đây là một hàm thường gặp trong nhóm hàm làm việc với thời gian.
Xem nhanh
Hàm EDATE giúp trả về giá trị thời gian (đủ ngày, tháng, năm) cách thời điểm được chọn theo khoảng thời gian tương ứng với số tháng được chọn.
EDATE( <Thời gian làm mốc>, <Số tháng> )
Hàm có 2 tham số bắt buộc phải nhập.
Hàm EDATE trong Power BI giống với hàm EDATE trong Excel.
<Thời gian làm mốc> : Giá trị thời gian dùng làm mốc, có thể là 1 ngày cụ thể hoặc 1 cột chứa giá trị thời gian. Giá trị thời gian có thể là dữ liệu ở đúng định dạng thời gian (Date-Time) hoặc ở dạng Text nhưng đại diện cho giá trị thời gian.
<Số tháng> : Là số khoảng cách tháng của kết quả so với thời gian làm mốc. Số tháng có các đặc điểm:
Là giá trị thời gian có đủ ngày, tháng, năm (dữ liệu đúng định dạng Date-Time). Giá trị này có đặc điểm:
Hàm hoạt động cả trong trường hợp <Giá trị thời gian> ở dạng Text nhưng đại diện cho giá trị thời gian (không bắt buộc phải đúng loại dữ liệu thời gian).
Trường hợp giá trị thời gian bị sai, không nhận dạng được (số âm, số tháng lớn hơn 12) thì hàm không cho kết quả.
Giá trị thời gian xác định dựa vào thiết lập trong Region>Date của máy tính (trong Control Pannel). Lưu ý thiết lập này để có kết quả đúng, tránh nhầm lẫn các trường hợp Ngày trước – Tháng sau với Tháng trước – Ngày sau.
Xác định ngày trong các ví dụ sau:
=EDATE(“1-8-2019” , 3) sẽ cho kết quả là ngày 01/11/2019 với thiết lập thời gian mặc định là DD/MM/YYYY
=EDATE( DATE(2019, 1, 30), 1 ) sẽ cho kết quả là ngày 28/02/2019
(vì ngày 30/2/2019 không tồn tại nên tính tới ngày gần nhất là 28/2/2019)
Một số hàm tương tự làm việc với đối tượng thời gian khác: