Việc phải tính thuế Thu nhập cá nhân luôn là một việc khiến những người làm kế toán đau đầu. Một phần bởi cách tính biểu thuế luỹ tiến phức tạp, một phần nữa là việc luật thuế hay phải điều chỉnh. Bài viết này Học Excel Online sẽ giúp các bạn hiểu rõ cách tính, xây dựng bảng tính thuế công thức chuẩn trên file excel, đồng thời có thể tuỳ biến theo thực tế.
Phần 2: Phân tích logic công thức – Cách làm thứ 1
Như phân tích ở bài 1: Phân tích bảng thuế suất , khoản thu nhập chịu thuế phải phân chia ra 7 bậc theo biểu thuế luỹ tiến, do đó ta có thể hình dung như sau:
Hình 1: Bảng thuế suất thuế TNCN
Khoảng luỹ tiến (KLT) được tính bằng Giới hạn tối đa bậc đó – Giới hạn tối đa của bậc trước đó
1. Nếu A < 0, tức là Thu nhập tính thuế chưa nằm trong phạm vi tính thuế, nên sẽ coi = 0
2. Nếu A > Bậc 1, sẽ tính theo tối đa bậc 1= KLT 1 * Lãi suất bậc 1
còn A < Bậc 1, sẽ tính là A * Lãi suất bậc 1
Có thể diễn giải logic trên ra công thức IF trong excel là:
Tiền thuế bậc 1 = IF(A<0,0,IF(A-Bậc 1>0,KLT 1 * Lãi suất bậc 1,A* Lãi suất bậc 1))
3. Trường hợp A – Bậc 1 >0, sẽ xét tiếp sang bậc 2, A < Bậc 1 sẽ có kết quả là 0 ở bậc 2
Nếu A > Bậc 2, sẽ tính theo tối đa bậc 2 = KLT2 * Lãi suất bậc 2
Còn A < Bậc 2, sẽ tính theo (A – Bậc 1) * Lãi suất bậc 2
Tiền thuế bậc 2 = IF(A – Bậc 1 <0,0,IF(A- Bậc 2>0,KLT 2 * Lãi suất bậc 2,(A- Bậc 1) * Lãi suất bậc 2))
4. Trường hợp A – Bậc 2 >0, sẽ xét tiếp sang bậc 3, A < Bậc 2 sẽ có kết quả là 0 ở bậc 3
Nếu A > Bậc 3, sẽ tính theo tối đa bậc 3 = KLT 3 * Lãi suất bậc 3
Còn A < Bậc 3, sẽ tính theo (A – Bậc 2) * Lãi suất bậc 3
Tiền thuế bậc 3 = IF(A- Bậc 2 <0,0,IF(A – Bậc 3>0,KLT 3 * Lãi suất bậc 3,(A- Bậc 2) * Lãi suất bậc 3))
Làm tương tự cho các bậc 4, 5,6
* Lưu ý: ở bậc 7, sẽ là Nếu A – Bậc 6 >0, (A – Bậc 6) * Lãi suất bậc 7
Tổng tiền thuế sẽ là = Tiền thuế bậc 1 + Tiền thuế bậc 2 + Tiền thuế bậc 3 + … + Tiền thuế bậc 7
Nhận xét:
Ưu điểm:
Nhược điểm
Ở bài sau chúng ta sẽ học những cách giúp đẩy nhanh hơn việc tính toán này.