Hướng dẫn cách tìm giá trị lớn hơn gần nhất với giá trị so sánh

Trong bài viết về Hướng dẫn cách tìm giá trị nhỏ hơn gần nhất với giá trị so sánh, chúng ta đã biết các cách khác nhau để tìm giá trị nhỏ hơn gần nhất với 1 số. Vậy nếu muốn tìm giá trị lớn hơn gần nhất với 1 số thì dùng cách nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn.

Tìm giá trị lớn hơn gần nhất trong danh sách được sắp xếp

Để có thể xác định giá trị lớn hơn gần nhất, chúng ta không thể dùng cách thông thường với hàm LOOKUP hay hàm VLOOKUP. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 hàm INDEX và MATCH.

Tìm vị trí số lớn hơn gần nhất với hàm MATCH

Trong các dạng tìm kiếm, việc tìm kiếm bằng hàm MATCH cho phép chúng ta tìm trong danh sách được sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần. Tham số của hàm MATCH gồm:

  • Số 1: tìm kiếm theo giá trị nhỏ hơn gần nhất (tương đối)
  • Số 0: tìm kiếm theo giá trị bằng (chính xác)
  • Số -1: tìm kiếm theo giá trị lớn hơn gần nhất (tương đối)

Như vậy trong trường hợp này, chúng ta tìm theo tham số là -1

Kết quả thu được là:

Có 3 số có giá trị lớn hơn 168, và số 180 là số thứ 3 trong danh sách trên.

Tìm giá trị số lớn hơn gần nhất với hàm INDEX kết hợp hàm MATCH

Hàm INDEX là hàm giúp chúng ta xác định giá trị trong 1 ô, dựa vào vị trí dòng và cột. Trong hướng dẫn về hàm MATCH ở trên, chúng ta đã xác định được vị trí số lớn hơn gần nhất là vị trí thứ mấy, ứng với số dòng. Cột cần tìm là cột số Tiêu chuẩn. Như vậy ta có công thức tại ô E3 là:

E3=INDEX(A2:A6,D3)

hay E3=INDEX(A2:A6,MATCH(C3,$A$2:$A$6,-1))

Kết quả thu được là:

Như vậy chính xác kết quả là số 180 là số lớn hơn gần nhất so với số 168.

Lưu ý: Chỉ áp dụng được trường hợp này khi dãy số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

Tìm giá trị lớn hơn gần nhất trong danh sách không được sắp xếp

Sử dụng hàm COUNTIF kết hợp hàm LARGE

Trong bài  Hướng dẫn cách tìm giá trị nhỏ hơn gần nhất với giá trị so sánh, chúng ta đã biết cách sử dụng hàm COUNTIF với hàm LARGE. Khi tìm số lớn hơn gần nhất, chúng ta sẽ xét ngược lại như sau:

Hàm COUNTIF: Trong hàm COUNTIF, chúng ta đổi dấu so sánh là dấu nhỏ hơn:

D3=COUNTIF(A2:A6,”<“&C3)+1

Trong đó:

COUNTIF(A2:A6,”<“&C3) là đếm số giá trị trong vùng A2:A6 mà nhỏ hơn giá trị ở C3

COUNTIF(A2:A6,”<“&C3)+1 đem kết quả số giá trị nhỏ hơn giá trị C3 cộng thêm 1 để ra vị trí số gần nhất mà lớn hơn số cần tìm.

Hàm SMALL: tham chiếu tới giá tị lớn hơn gần nhất, từ vị trí đã xác định bởi hàm COUNTIF

E3=SMALL(A2:A6,D3)

hay E3=SMALL(A2:A6,COUNTIF(A2:A6,”<“&C3)+1)

Khi xét theo hàm SMALL, chúng ta sẽ tìm số nhỏ thứ mấy trong danh sách. Logic như sau:

  • Số lớn hơn gần nhất sẽ là số đứng tiếp theo các số nhỏ hơn số cần tìm (đã xác định bởi hàm COUNTIF ở trên)
  • Khi xét theo hàm SMALL, số 1 ứng với số nhỏ nhất, số nhỏ thứ 4 trong danh sách chính là số lớn hơn gần nhất với số cần tìm

Ví dụ với số 195, ta có:

  • Số nhỏ hơn gồm các số: 140, 100, 180 ứng với các vị trí A2, A3, A4
  • Số tiếp theo sẽ là số 200, chính là số lớn hơn gần nhất với số 195, được xác định bởi hàm SMALL. Kết quả số nhỏ hơn thứ 4 đồng nghĩa với số lớn hơn gần nhất với số 195.

Như vậy qua bài viết này, chúng ta đã biết thêm 1 phương pháp tìm giá trị lớn hơn gần nhất với 1 số bằng cách sử dụng các hàm trong Excel.

Việc sử dụng các hàm này thật linh hoạt và đa dạng phải không nào. Khi chúng ta biết cách sử dụng các hàm trong excel, biết phát triển tư duy logic thì hầu hết mọi vấn đề đều có thể giải quyết được.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số bài viết để mở rộng thêm kiến thức:

Hướng dẫn 4 cách tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong excel

Tìm giá trị gần đúng nhất bằng VBA

Hướng dẫn cách lồng ghép hàm, viết hàm lồng nhau trong Excel


Tác giả: duongquan211287

· · ·

Khóa học mới xuất bản