Hàm IFNA là một hàm rút gọn của cách sử dụng hàm IF kết hợp với hàm ISNA. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng hàm IFNA để tránh lỗi #N/A trong Excel nhé.
Xem nhanh
Lưu ý: Hàm này chỉ áp dụng trong phiên bản Excel 2013 trở về sau.
Hàm có cấu trúc như sau:
=IFNA(value, value_if_na)
Trong đó:
Hàm IFNA chỉ mang mục đích phát hiện, thay thế lỗi #N/A (hay còn gọi là bẫy lỗi #N/A). Bởi vậy nên các trường hợp sử dụng hàm này cũng rất rõ ràng, cụ thể.
Trong bài viết về Hướng dẫn cách dùng hàm ISNA trong Excel thông qua các ví dụ chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng hàm IF kết hợp với hàm ISNA để thay thế lỗi #N/A có thể xảy ra khi sử dụng hàm VLOOKUP:
=IF(ISNA(VLOOKUP(B2,$G$3:$H$5,2,0)),”Không có mã hàng”,VLOOKUP(B2,$G$3:$H$5,2,0))
Câu lệnh trên có ý nghĩa:
Ở đây ta thấy hàm VLOOKUP lặp lại 2 lần:
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể rút gọn lại như sau:
=IFNA(VLOOKUP(B2,$G$3:$H$5,2,0),”Không có mã hàng”)
Có thể thấy công thức ngắn hơn rất nhiều, trong khi kết quả vẫn đạt được như ý muốn.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu một bài viết về việc tận dụng lỗi #N/A trong Excel để hỗ trợ tránh lỗi biểu đồ dạng đường thẳng chạy về giá trị = 0
Cách khắc phục lỗi chạy về 0 khi vẽ biểu đồ dạng đường thẳng trong Excel
và kết hợp với cách ẩn lỗi #N/A bằng Conditional Formatting trong Excel
Đối với những lỗi khác không phải #N/A, các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: