Thẻ tài sản cố định được kế toán sử dụng để theo dõi tình hình của từng TSCĐ trong đơn vị về tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel.
Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel mà các bạn muốn lập được như sau:
Mẫu Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel
Để lập được mẫu thẻ như trên, các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Hướng dẫn lập Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133 trên Excel
Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
Mẫu chứng từ:
Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
Số: Số của Thẻ tài sản cố định
Ngày … tháng … năm … lập thẻ: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập thẻ TSCĐ
Thông tin chung về TSCĐ:
Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số…: Thông tin về biên bản giao nhận TSCĐ như số biên bản giao nhận, ngày, tháng, năm lập biên bản giao nhận
Tên, ký hiệu mã, quy cách (Cấp hạng) TSCĐ: Thông tin về TSCĐ
Nước sản xuất, năm sản xuất: Ghi rõ nước và năm sản xuất của TSCĐ
Bộ phận quản lý: Ghi rõ phòng, ban, bộ phận quản lý TSCĐ theo dõi
Năm đưa vào sử dụng: Năm đưa TSCĐ vào sử dụng tại đơn vị
Công suất: Công suất hoạt động, làm việc của TSCĐ
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày … tháng … năm …: Thời gian đình chỉ sử dụng TSCĐ
Lý do đình chỉ: Các lý do ngưng sử dụng TSCĐ
Thông tin về Nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ:
Cột A: Số hiệu chứng từ hình thành nên TSCĐ đó
Cột B: Ngày, tháng, năm hình thành nên TSCĐ
Cột C: Diễn giải lý do hình thành nên TSCĐ tại thời điểm đó
Cột 1: Nguyên giá của TSCĐ
Cột 2: Năm tình giá trị hao mòn của TSCĐ
Cột 3: Ghi rõ giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm tương ứng
Cột 4: Cộng dồn giá trị hao mòn TSCĐ từ khi hình thành tới khi lập thẻ
Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng vẫn cần tính hao mòn thì sẽ tính và ghi giá trị hao mòn
Thông tin về dụng cụ phụ tùng đi kèm:
Cột A: STT của các dụng cụ phụ tùng đi kèm
Cột B: Tên, quy cách của dụng cụ phụ tùng đi kèm
Cột C: Đơn vị tính của dụng cụ phụ tùng đi kèm
Cột 1: Số lượng của các dụng cụ phụ tùng đi kèm
Cột 2: Giá trị (tính bằng tiền) của các dụng cụ phụ tùng đi kèm
Thông tin ghi giảm TSCĐ:
Ghi giảm TSCĐ theo chứng từ số … ngày … tháng … năm …: Ghi rõ số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ
Lý do giảm: Ghi rõ lý do giảm TSCĐ (thanh lý, bán, …)
Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm những người liên qua ký vào sổ
Họ và tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật
Lưu ý
Trong quá trình lập và sử dụng Thẻ tài sản cố định, các bạn cần lưu ý nghĩa điểm sau:
– Thẻ tài sản cố định do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét, sau đó Giám đốc ký.
– Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng.