Cách lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được kế toán sử dụng để xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018.

Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo thông tư 133 được lập trên Excel sẽ như sau:

Mẫu chứng từ kế toán trên Excel

Để lập được mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ như trên, các bạn theo dõi hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn lập mẫu chứng từ kế toán trên Excel

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị sử dụng
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Ngày … tháng … năm …: Là ngày, tháng, năm lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Số: Số hiệu của Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Nợ, Có: Ghi rõ tài khoản Nợ, tài khoản Có
  • Căn cứ Quyết định số … ngày … tháng … năm … của …: Ghi rõ thông tin về quyết định
  • Ông/Bà … chức vụ … đại diện: Thông tin về thành viên Hội đồng đánh giá TSCĐKhi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.
  • Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ
  • Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá
  • Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi
  • Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán

     

Khi sử dụng Biên bản đánh giá lại TSCĐ, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý

– Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản

  • 01 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán
  • 01 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ

– Link tải về: Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!