Tìm hiểu về quy trình xử lí Bảo hiểm xã hội năm 2019

Nắm chắc kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không chỉ là công việc của phòng nhân sự, mà cũng là nhiệm vụ của các kế toán viên. Với những doanh nghiệp nhỏ, không có phòng nhân sự, kế toán lương nói riêng và phòng kế toán nói chung hẳn sẽ phải đứng ra giải quyết các vấn đề về hạch toán, nộp, điều chỉnh bảo hiểm. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Học Excel Online tìm hiểu sâu hơn những công việc liên quan đến bảo hiểm xã hội một kế toán viên có thể sẽ phải thực hiện nhé.

 

Dưới đây là quy trình làm việc hàng tháng với Bảo hiểm xã hội (BHXH)

 

Với (1), theo quyết định 595/QĐ-BHXH, đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ, trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.

Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8 đến ngày 31/8/2017

Khi có phát sinh tăng lao động, đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.
Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Ví dụ: Người lao động thôi việc vào ngày 31/7/2017.
Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 1/8/2017 thì phải đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng 8/2017 và thẻ được sử dụng đến 31/8/2017.
Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 28/7/2017 thì chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN đến tháng 7/2017 và được sử dụng thẻ BHYT đến 31/07/2017.

Lưu ý: sau khi lập hồ sơ tháng 8/2017 thì không được lập hồ sơ tháng 7/2017 trong các ngày còn lại của tháng 7/2017

Khi có phát sinh tăng, giảm lao động trong tháng, danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS) phải được cập nhật.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

 

Với (2), mỗi tháng, các kế toán viên làm việc với bảo hiểm có nghĩa vụ giải quyết các trường hợp đặc biệt phát sinh dựa trên các chế độ bảo hiểm xã hội.

 

Với (3), các thủ tục thường xuyên được tóm tắt bằng sơ đồ dưới như sau:

Với (4), hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

 

Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền, đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền.

Với (5), căn cứ số liệu Mẫu D02-TS, D02A-TS, Mẫu C12-TS tháng trước liền kề, dữ liệu trong phần mềm quản lý thu và các chứng từ nộp tiền trong tháng của đơn vị để lập thông báo kết quả đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS)

Thời gian lập: Cơ quan BHXH lập hàng tháng và thông báo cho đơn vị trước ngày 15 của tháng sau. Khi nhận được thông báo, đơn vị phải kiểm tra, đối chiếu, trong trường hợp phát hiện chưa đúng, cơ quan BHXH phải cùng đơn vị đối chiếu số liệu.

Dưới đây là hình ảnh của thẻ bảo hiểm xã hội mà hẳn các bạn đã rất quen thuộc:

Để kết lại, những kiến thức bên trên sẽ cần nhiều thời gian và thực hành để ghi nhớ và áp dụng nhuần nhuyễn. Nhưng Học Excel Online tin rằng bất cứ một người kế toán viên nào cũng phải không những nhanh nhạy với những con số, mà còn phải nắm chắc luật pháp và điều lệ. Học Excel Online chúc các bạn đọc hiệu quả và kiên nhẫn trên con đường trở thành một kế toán xuất sắc!

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề bảo hiểm của Học Excel Online nhé:

Chuẩn mực kế toán: mã số 19 – hợp đồng bảo hiểm

Những chú ý khi xử lý tiền lương đóng bảo hiểm 2018 2019 

Hướng dẫn cách đóng bảo hiểm xã hội tại hai công ty 

Những đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định mới nhất 2018

Đi làm lại trước thời gian thai sản đóng BHXH như thế nào?

Cách lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo thông tư 133 trên Excel

Cập nhật:20/2/2019