Bài viết này, chúng ta sẽ bàn về việc sử dụng hàm COUNTIF trong Excel. Excel đã cung cấp cho chúng ta hàm COUNTIF để đếm dựa trên 1 hoặc 1 vài điều kiện. COUNTIF hoạt động tốt trên tất cả các phiên bản Excel phổ biến như Excel 2003, Excel 2007, Excel 2010, Excel 2013, Excel 2016, vậy nên bạn có thể theo dõi bài này và thực hành trong bất cứ phiên bản Excel nào. Trong bài này chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu các nội dung sau đây:
Xem nhanh
=COUNTIF( < vùng đếm >, < điều kiện đếm > )
Chúng ta chú ý đến 2 tham số khi sử dụng hàm COUNTIF:
Và sau đây là 1 ví dụ đơn giản cho hàm COUNTIF của chúng ta. Trong cột B, đếm xem tên Roger Federer xuất hiện bao nhiêu lần
Công thức được sử dụng ở đây là
=COUNTIF(C2:C15,”Roger Federer”)
Kết quả của hàm COUNTIF trong trường hợp này là 5 đơn vị. Có 1 chú ý cho các bạn ở đây là, hàm COUNTIF có phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tham số điều kiện, vậy nên khi ta đếm “Roger Federer” sẽ cho kết quả khác “roger federer”
Xem thêm: Cách sửa lỗi #VALUE! khi sử dụng hàm COUNTIF / COUNTIFS trong Excel
Thay vì gõ trực tiếp điều kiện vào tham số thứ 2 của hàm COUNTIF, chúng ta có thể thay điều kiện này bằng 1 con số hoặc bằng tham chiếu đến 1 cell trong Excel. Ví dụ như sau:
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm Count và counta để đếm số ô trong Excel
Đôi khi, chúng ta sẽ muốn đếm xem trong cột B, có bao nhiêu ô chứa 1 chuỗi nào đó. Ví dụ như sau:
Đếm xem trong cột B có bao nhiêu ô chứa chữ “Brown”. Điều này, chúng ta cũng có thể sử dụng hàm COUNTIF với cú pháp:
=COUNTIF(D2:D10, “*Brown*”)
Ý nghĩa của kí tự dấu * trong trường hợp này như sau: Trong phần điều kiện của hàm COUNTIF, chúng ta viết dấu * ở cả 2 đầu của chữ “Brown”, dấu * sẽ đại diện cho 0 hay nhiều kí tự khác. Nếu chúng ta coi “*Brown*” như một điều kiện thì những trường hợp sau đều thoả mãn điều kiện và đều được đếm bởi COUNTIF:
Qua đây, chúng ta suy ra được, để viết điều kiện:
Ngoài dấu * là ký tự đại diện cho bất kì số lượng kí tự nào, chúng ta có dấu ? sẽ đại diện cho 1 kí tự duy nhất. Ví dụ như sau: đếm số ô có chính xác 3 kí tự liền trước “ABC”
Vậy để đếm số ô có dấu ? hoặc * ở trong thì ta sẽ làm thế nào? Công thức sử dụng cho trường hợp này là:
=COUNTIF(A4:A7,”*~?*”)
và
=COUNTIF(A4:A7,”*~**”)
Xem ngay: khóa học lập trình VBA trong excel
Để đếm số cell không rỗng ta sử dụng công thức
=COUNTIF(range,”<>”&””)
Để đếm số cell rỗng, ta sử dụng công thức sau:
=COUNTIF(range,””)
hoặc
=COUNTBLANK(range)
Ví dụ minh hoạ
Để sử dụng COUNTIF với các phép toán so sánh: bằng, lớn hơn, nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng, nhỏ hơn hoặc bằng. Chúng ta sẽ viết các phép toán này vào tham số điều kiện thứ 2. Ví dụ như sau:
Cột D và cột E đều mang lại kết quả giống nhau, nhưng chúng ta nên sử dụng công thức viết ở cột E, bởi vì điều kiện không bị gán chặt vào trong công thức, khi sửa sẽ rất dễ dàng.
Trường hợp các bạn muốn đếm số đơn hàng sau 1 ngày cụ thể hoặc trước 1 ngày cụ thể hoặc từ 1 ngày cụ thể +/- x ngày, thì bảng sau với các công thức ví dụ và giải thích sẽ giúp các bạn làm điều đó
Ngoài cách viết trực tiếp giá trị ngày tháng cần so sánh vào tham số điều kiện của hàm COUNTIF, ta còn có thể sử dụng hàm TODAY() để đếm:
=COUNTIF(A2:A10, TODAY())
Nếu muốn đếm số ngày trong 1 vùng A1:A100 trong khoảng từ 18 tháng 1 năm 2016 đến 23 tháng 4 năm 2016, ta sử dụng công thức như sau:
=COUNTIF(A1:A100,”>1/18/2016″) – COUNTIF(A1:A100,”>=4/23/2016″)
minh hoạ cho công thức trên:
Ví dụ 1: đếm số sản phẩm có sản lượng từ 5 tấn đến 10 tấn trong ví dụ sau:
Ví dụ 2: Đếm số loại nước hoa quả và salat trong menu sau đây:
Tìm hiểu thêm: Tài liệu Excel cơ bản
VD: tìm trong menu sau đây những món bị lặp, nếu lặp thì ghi chữ “lặp” sang ô bên cạnh
Ví dụ: kiểm tra các món ăn có trong cả 2 cột menu 1 và 2
=SUMPRODUCT((COUNTIF(A2:A12,B2:B12)>0)*(B2:B12<>””))
Với ví dụ trên, để đếm số món có ở cột B mà KHÔNG có ở trong cột A, ta đổi công thức như sau:
=SUMPRODUCT((COUNTIF(A2:A12,B2:B12)=0)*(B2:B12<>””))
Vậy là qua bài này, các bạn đã tìm hiểu được rất nhiều ví dụ về cách ứng dụng của hàm COUNTIF trong Excel, hi vọng bài viết có ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy comment ngay dưới bài viết này để chúng tôi có thể giải quyết mọi thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất.
Để có thể ứng dụng tốt Excel vào trong công việc, chúng ta không chỉ nắm vững được các hàm mà còn phải sử dụng tốt cả các công cụ của Excel. Những hàm nâng cao giúp áp dụng tốt vào công việc như SUMIFS, COUNTIFS, SUMPRODUCT, INDEX + MATCH… Những công cụ thường sử dụng là Data validation, Conditional formatting, Pivot table…
Toàn bộ những kiến thức này các bạn đều có thể học được trong khóa học