Chấm công đi làm muộn

Sáng nay đến công ty, sếp tự nhiên gọi vào phòng họp và nói:

– Dạo này nhân viên công ty hay đi làm muộn quá. Em làm nhân sự, em phải theo dõi cho anh tình hình đi muộn của mọi người mới được. Cuối tháng báo cho anh kết quả tình hình nhé.

Mình nghĩ thầm: “Bao lâu nay chấm công có bao giờ theo dõi đi muộn đâu. Công ty thì chẳng có máy chấm công. Biết làm thế nào bây giờ.” Nghĩ thế thôi chứ vẫn phải vâng dạ trước mặt sếp rồi trở về bàn làm việc.

Quả thực vấn đề này khó. Lên mạng tìm, hỏi bạn bè cũng chẳng ai giúp.

Chợt nhớ câu nói “Excel phải biết đến HEO“, mình lên hocexcel.online và tìm ra bài viết hướng dẫn này. Cách chấm công đi muộn quá dễ mà lại rất chính xác. Cả nhà cùng xem nhé.

Ban đầu mình có bảng chấm công như thế này:

Mình đã tính được số công đi làm bằng hàm COUNTIF

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Bây giờ sếp muốn biết đi muộn theo 3 mức:

  • Loại 1: đi muộn từ 1 – 5 phút
  • Loại 2: đi muộn 6 – 15 phút
  • Loại 3: đi muộn từ 16 – 30 phút

Mình xây dựng ký hiệu chấm công thế này:

Mình xây dựng phần đếm số công đi muộn như sau:

Với các loại ký hiệu X1, X2, X3 làm tương tự nhau, với cách sử dụng hàm COUNTIF

Khi chấm công bằng các ký hiệu thể hiện đi muộn là X1, X2, X3 thì sẽ không chấm công là X nữa, nhưng vẫn cần phải tính được là X1 hay X2 hay X3 vẫn đều thể hiện là đi làm đủ công (giống như X), vì vậy cách tính ở cột Làm đủ công sẽ phải thay đổi.

=> Câu hỏi khó nhất là : Công thức nào để tính cột Làm đủ công thỏa mãn yêu cầu trên.

hocexcel.online chỉ cho mình quy luật ở đây là:

Dù X1, X2 hay X3 thì ký tự đầu tiên vẫn là X.

Để đếm xem có bao nhiêu ký tự X thì xác định ký tự đầu tiên của mỗi ô xem có phải là X không

Ta dùng hàm SUMPRODUCT

Nội dung hàm SUMPRODUCT như sau:

SUMPRODUCT((LEFT($E6:$AI6,1)=$A$13)*1)

LEFT($E6:$AI6,1) là xét các giá trị đầu tiên trong mỗi ô trong vùng từ E6 đến AI6, ở đây cố định $ trước mỗi cột

LEFT($E6:$AI6,1)=$A$13 là các giá trị đầu tiên trong mỗi ô trong vùng từ E6 đến AI6 có giá trị bằng ô A13 (là ký hiệu X)

SUMPRODUCT((LEFT($E6:$AI6,1)=$A$13)*1) là mỗi kết quả tìm được ở mệnh đề trên sẽ nhân với 1 (tức là coi như xuất hiện 1 lần, điều này giống như việc chúng ta sử dụng hàm đếm COUNT)

* Vậy là xong rồi. Thật dễ phải không nào. Nhờ có hocexcel.online mà việc xử lý chấm công, tính tiền lương trở nên gần gũi và dễ hiểu.

Các bạn có thể tham khảo khóa học áp dụng Excel và VBA vào công việc kế toán tiền lương để làm việc tốt hơn nhé.

Để có thể nâng cao kỹ năng Excel trong công việc kế toán tiền lương, nhân sự, các bạn có thể tham gia khóa học

TL01 – ứng dụng EXCEL VBA trong TIỀN LƯƠNG – NHÂN SỰ

khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về công việc kế toán tiền lương, hành chính, nhân sự trong thực tế và các kỹ năng excel kết hợp với VBA để giải quyết công việc, tối ưu hiệu suất của bạn.


Tác giả: duongquan211287

· · ·

Khóa học mới xuất bản