Hướng dẫn hàm IF trong Excel cơ bản qua các ví dụ đơn giản

Hàm IF trong Excel là hàm rất phổ biến và thường được dùng trong công việc tính toán có tính ứng dụng cao. Hãy cùng Học Excel Online tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cấu trúc hàm if trong Excel

Hàm IF kiểm tra điều kiện được đặt ra có đúng hay không, sau đó trả về giá trị tương ứng nếu đúng hoặc sai.

Hàm IF có cú pháp như sau:

=IF(Logical_test,Value_if_true,Value_if_false)

Trong đó:

Logical_test là một giá trị bất kì hoặc một biểu thức, diễn giải… mà có thể trả lời ĐÚNG hay SAI.

Value_if_true là giá trị sẽ được trả về nếu kết quả của Logical_test là ĐÚNG.

Value_if_false là giá trị sẽ được trả về nếu kết quả của Logical_test là SAI.

Ví dụ về hàm IF

Hãy theo dõi ví dụ đơn giản dưới đây:
[iframe width=”700″ height=”494″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21104&authkey=%21ALgL1OQ_a5n9ZDA&em=2&wdAllowInteractivity=False&AllowTyping=True&Item=’VDIF1′!A1%3AK22&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

Hàm IF ở đây có cấu trúc:

Nếu A4=C4, trả về kết quả “Đúng”, nếu không trả về kết quả “Sai”.

Ta nhận được kết quả tại ô E4 là “Sai”. Sau đó sử dụng chức năng AutoFill để tự động điền vào những ô còn lại.

Hàm IF lồng nhau

Chúng ta đã hiểu cách hoạt động của hàm IF đơn giản. Vậy với trường hợp có nhiều logic đan xem nhau, ta sẽ giải quyết như thế nào?

  • Hãy lồng các hàm IF vào với nhau.

[iframe width=”700″ height=”364″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21104&authkey=%21ALgL1OQ_a5n9ZDA&em=2&wdAllowInteractivity=False&AllowTyping=True&Item=’VDIF2′!A1%3AQ15&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

 

Với ví dụ này, các bạn có thể thấy rõ yêu cầu bao gồm 4 yêu cầu nhỏ hơn tổ hợp thành. Để xử lý, ta sẽ lồng các hàm IF vào với nhau theo cấu trúc:

Nếu “Điểm”>8, xếp loại “Giỏi”;

Nếu “Điểm” >=6.5 và <8, xếp loại “Khá”;

Nếu “Điểm” >=5 và <6.5, xếp loại “Trung bình”;

Nếu “Điểm” <5, xếp loại “Yếu”.

Khi Excel xử lí, cấu trúc trên có thể hiểu gọn thành:

Nếu “Điểm”>8, xếp loại “Giỏi”; <nếu không thì xét công thức ở dưới>

Nếu “Điểm”>6.5, xếp loại “Khá”; <nếu không thì xét công thức ở dưới>

Nếu “Điểm”>5, xếp loại “Trung bình”; <nếu không thì chỉ còn 1 loại là “Yếu”>

 

Từ đó ta có được công thức viết gọn phía trên thay vì phải diễn giải bằng một hàm AND đi kèm.

Kết hợp hàm IF với các hàm cơ bản khác

Ngoài việc sử dụng hàm IF đơn nhất, hàm IF lồng nhau, ta còn có thể kết hợp hàm IF với các hàm khác trong Excel. Dưới đây là 2 ví dụ đơn giản để các bạn tham khảo:

[iframe width=”700″ height=”458″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21104&authkey=%21ALgL1OQ_a5n9ZDA&em=2&wdAllowInteractivity=False&AllowTyping=True&Item=’VDIF3′!A1%3AS19&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

Chú ý

  • Khi sử dụng hàm IF hay bất kì hàm nào khác, cần ghi nhớ việc cố định một số giá trị tham chiếu tránh trường hợp sai sót.
  • Hàm IF lồng nhau thường dài và khó nhớ, kèm theo việc dễ xảy ra loạn logic. Bởi vậy cần phân tích yêu cầu thật rõ, và tìm hiểu thêm các cách khác thay thế.
  • Kết hợp linh động hàm IF với các hàm khác. Ví dụ: hàm VLOOKUP.

Ngoài những ví dụ trên còn rất nhiều ứng dụng của hàm IF mà bạn có thể tìm hiểu trong các bài viết trên trang Học Excel Online. Hãy dành thời gian đọc, học và quan trọng nhất là thực hành để có thể nắm vững những kiến thức nền tảng này nhé. Chúc các bạn học tốt!

Xem các ví dụ về cách sử dụng hàm if trong excel một cách chi tiết, với các ví dụ được cập nhật liên tục tại bài viết này bạn nhé! Cách dùng hàm IF trong Excel, có ví dụ hướng dẫn cụ thể


Tác giả: Minhlai

· · ·

Khóa học mới xuất bản