Chắc hẳn ai cũng đã từng sử dụng Pivot Table đều phải đi cập nhật dữ liệu thủ công cho từng bảng mỗi khi có điều chỉnh hay thay đổi nào đó. Nếu chỉ có 1 hoặc 2 bảng Pivot thì đó không phải là vấn đề. Nhưng nếu bạn có tận 5 hay 10 bảng Pivot thì phải làm thế nào? Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn bạn cách tạo 1 macro cập nhật thay đổi dữ liệu Pivot Table đơn giản và hiệu quả trong Excel.
Bước 1:
Tạo 1 trang tính Excel mới và lưu dưới tên “Macro Enabled workbook/Excel Binary workbook”
Bước 2:
Tìm đến thanh tác vụ Developer và click chọn Visual Basic
Bước 3:
Click chuột phải vào phần This Workbook → Insert → Module
Khi đó dưới mục Modules sẽ xuất hiện 1 mô-đun mới với tên gọi là Module 1
Bước 4:
Click vào mô-đun mới vừa tạo và điền vào đoạn mã lệnh như sau:
Sub Refresh_All_PivotTables() Dim WSheet As Worksheet Dim PVT As PivotTable For Each WSheet In ActiveWorkbook.Worksheets For Each PVT In WSheet.PivotTables PVT.RefreshTable PVT.Update Next Next End Sub
Bây giờ bạn đã có cho mình 1 macro chứa lệnh tự cập nhật dữ liệu thay đổi cho Pivot Table. Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là tìm cách để kích hoạt macro đó.
Bước 5:
Mở trang tính báo cáo của bạn trong đó có chứa Pivot Table, đồng thời kích hoạt macro trên.
(Nếu xuất hiện thông báo lỗi, hãy click vào phần “Enable this content”)
Bước 6:
Trên phần nội dung báo cáo, nhấn tổ hợp phím Alt+F8 -> Lựa chọn tên macro -> Bấm Run
Và thế là xong, dưới đây là ảnh minh họa kết quả:
Xem thêm: Tự học excel 2007 căn bản
Giờ bạn có thể quay lại từng Pivot Table để kiểm tra lại xem tất cả các dữ liệu đã được cập nhật hay chưa. Tuy vậy, có một vấn đề là macro này chỉ có thể cập nhật thay đổi dữ liệu cho những bảng pivot có mặt trong trang tính, còn nó không thể mở rộng vùng dữ liệu của Pivot Table được. Tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn quyết định thêm hoặc xóa bớt dữ liệu trong bảng thì Pivot Table liệu có tự mở rộng hay co lại không? Phương pháp ở đây đó là phải chuyển đổi vùng dữ liệu ban đầu thành dạng bảng Excel.
Bước 1: Chọn toàn bộ dữ liệu trong vùng
Bước 2: Tìm đến menu Insert -> Chọn Table
Hoặc bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl+T
Bước 3: Tìm đến thanh tab Design -> Chọn Properties -> Đổi tên bảng (mặc định tên ban đầu là “Table1”), chẳng hạn bạn sẽ đổi tên thành “my_data”
Việc đổi tên bảng là không bắt buộc nhưng bạn nên mô tả tên bảng một cách cụ thể để tránh nhầm lẫn sau này
Bước 4: Nhìn chung, mỗi khi bạn sao chép và dán vùng dữ liệu mới dưới 1 bảng có sẵn thì vùng dữ liệu đó sẽ tự động được chuyển thành dạng bảng.
Đôi khi trong một vài trường hợp nó không hoạt động đúng cách. Khi đó bạn có thể qua lại thanh tab Design -> Trong phần Properties chọn Resize table -> Chọn vùng dữ liệu mong muốn là xong.
Đăng kí ngay: Khóa học Excel văn phòng