SUMIFS là 1 hàm rất quen thuộc và hữu ích khi chúng ta muốn tính tổng theo nhiều điều kiện. Hàm này thường xuyên được sử dụng trong việc lập các báo cáo tổng hợp với các điều kiện liên quan tới thời gian, tới nhiều đối tượng cùng lúc. Về cấu trúc và cách sử dụng hàm SUMIFS các bạn có thể xem tại đây:
Hướng dẫn sử dụng hàm Sumifs trong Excel qua các ví dụ cụ thể
Tuy nhiên có 1 hạn chế là các điều kiện trong hàm SUMIFS phải có cấu trúc hoặc nội dung tương ứng với vùng chứa điều kiện đó. Tức là:
Vậy nếu dữ liệu của chúng ta là dạng dd/mm/yyyy mà điều kiện cần tính của chúng ta là điều kiện dạng Tháng thì sao? Làm thế nào để tùy biến điều kiện của hàm SUMIFS theo từng tháng trong từng năm? Chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ sau:
Yêu cầu:
Lập báo cáo tổng hợp doanh số bán hàng theo từng tháng trong các năm theo:
Dữ liệu ban đầu: bảng dữ liệu gồm các cột: Ngày / Sản phẩm / Nhân viên / Số tiền; trong đó cột Ngày ở dạng dd/mm/yyyy
Yêu cầu cần thực hiện: Báo cáo theo doanh thu (cột số tiền) của Nhân viên (cột C) theo từng tháng, từng năm (cột A). Ở đây để tính được cần thông qua 2 điều kiện: tên nhân viên và thời gian (làm tương tự với Sản phẩm (cột B)) => Do đó sử dụng hàm SUMIFS để tính tổng theo nhiều điều kiện.
Xác định các thành phần trong hàm SUMIFS như sau (áp dụng tại ô G4, giả sử bảng dữ liệu tới dòng 31):
Xét điều kiện thứ 2 là điều kiện thời gian
Vì không có cột Tháng và cột Năm trong bảng dữ liệu, do đó phải dựa vào nguyên tắc: tròn tháng sẽ tính từ ngày bắt đầu của tháng tới ngày cuối của tháng đó.
=> Tháng 1 năm 2012 sẽ tính từ 01/01/2012 đến 31/01/2012 => Ở đây tách điều kiện ngày ra thành 2 điều kiện
Công thức được xây dựng như sau
G4 =SUMIFS(D4:D31,C4:C31,H2,A4:A31,”>=”&DATE(G3,F4,1),A4:A31,”<=”&EOMONTH(DATE(G3,F4,1),0))
Để có thể áp dụng công thức tại G4 tương tự cho các tháng khác, năm khác thì làm như sau:
Công thức hoàn chỉnh là:
G4=SUMIFS($D$4:$D$31,$C$4:$C$31,$H$2,$A$4:$A$31,”>=”&DATE(G$3,$F4,1),$A$4:$A$31,”<=”&EOMONTH(DATE(G$3,$F4,1),0))
=> Sao chép công thức từ G4 sang phải cho các ô H4, I4 (fillright)
=> Sao chép công thức từ G4 xuống dưới cho các tháng tương ứng tới G15, H15, I15 (filldown)
=> Hoàn thành báo cáo tổng hợp theo nhân viên.
Áp dụng tương tự với bảng báo cáo tổng hợp theo sản phẩm.
Tải về tài liệu tham khảo: https://drive.google.com/open?id=1i6qJezLzp05kw_PyhriHDPuWc1FqZPu2
Video hướng dẫn:
Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!
Xem thêm: Cách lập báo cáo chi phí lương theo bộ phận và theo tháng với hàm SUMIFS trên Excel
Hàm, công thức Excel sử dụng trong kế toán tiền lương, nhân sự: Hàm SUMIF