Chắc hẳn bạn không lạ gì với những lời mời vay tiêu dùng của ngân hàng. Nhưng bạn lại không có đủ kiến thức tài chính để tự tay tính toán được số lãi phải trả trên 1 hợp đồng vay là bao nhiêu, liệu lời mời của ngân hàng có thực sự hấp dẫn? Hãy cùng Học Excel Online lập bảng tính lãi suất vay tiêu dùng theo dư nợ giảm dần trên Excel để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Xem nhanh
Mỗi một hợp đồng vay đều có sẵn một vài thông số cơ bản được thể hiện rõ ràng, cụ thể. Việc đầu tiên là chúng ta cần ghi lại các thông số đó để làm căn cứ tính toán. Các thông số này có thể thay đổi theo từng loại hợp đồng, nên chúng ta cần trình bày sao cho các con số này cũng có thể thay đổi được.
Xem thêm: Công thức tính lãi kép trong excel vô cùng dễ dàng và đơn giản
Ví dụ bạn xét 1 hợp đồng bao gồm các yếu tố sau:
Hãy mở 1 file Excel lên và trình bày những nội dung này nào:
Các thông số bạn cần nhập riêng vào từng ô, để khi cần thay đổi thông số nào chúng ta sẽ thay đổi tại riêng ô đó.
Định dạng các dữ liệu như sau:
Thiết lập Data Validation tại các ô C3, B4, C5 là:
Các ô B2:B6, C3, C5 chọn Cell Styles là Input để xác định đây sẽ là nơi để nhập dữ liệu
Như vậy chúng ta đã thiết lập xong phần Khai báo thông số. Với mỗi 1 phương án vay khác nhau, hoặc có sự thay đổi của bất kỳ 1 thông số nào thì chúng ta có thể thay đổi trực tiếp vào các vùng ô từ B2:C6.
Chúng ta thấy :
Do đó việc cần làm tiếp theo là quy đổi về đồng nhất đơn vị. Khi đó chúng ta mới có thể tính đúng được.
Ta có bảng quy đổi như sau:
Bảng quy đổi này có thể đặt tại ô I1:L10 từ cột Đơn vị 1 đến cột Hệ số (riêng cột Cách nhập là diễn giải cách nhập ra hệ số, không cần nhập lại nội dung cột này)
Quy về đơn vị tại B4 (làm căn cứ quy đổi)
Các ô E3:G3 và E5:G5 định dạng Cells Styles là Calculation
Ta có:
(để hiểu rõ hơn tại sao là phép chia thì vui lòng xem lại bảng hệ số quy đổi)
Sau khi đã thống nhất về 1 đơn vị, chúng ta có thể bắt đầu tiến hành xây dựng bảng tính lãi cho khoản vay như sau:
Khi xét kế hoạch trả vay, chúng ta cần đánh giá trên 1 số yếu tố sau:
Cách định dạng:
Cách tính các chỉ tiêu như sau:
A14=IF(A13+1>$G$3,””,A13+1)
Chú ý: Nếu kỳ trước đó đã rỗng thì không xét các kỳ sau đó nữa. Do đó công thức hoàn chỉnh là:
A14=IF(A13=””,””,IF(A13+1>$G$3,””,A13+1))
Tại kỳ 1: ô B13
Khoản vay gốc ban đầu
B13=$B$2
Tại kỳ 2: ô B14
Nợ đầu kỳ 2 = Nợ cuối kỳ 1
B14=F13
Lưu ý: Nếu trường hợp không có giá trị tương ứng ở cột A (Kỳ) thì sẽ không có giá trị ở các cột còn lại. Do đó phải xét thêm trường hợp này trước khi tính. Do đó:
B13=IF(A13=””,””,$B$2)
B14=IF(A14=””,””,F13)
Từ B15 trở đi: Filldown công thức từ B14 xuống
Tại kỳ 1: ô C13
Tổng khoản vay (B2) chia cho Tổng số kỳ vay (G3)
C13=$B$2/$G$3
Lưu ý: Nếu trường hợp không có giá trị tương ứng ở cột A (Kỳ) thì sẽ không có giá trị ở các cột còn lại. Do đó phải xét thêm trường hợp này trước khi tính. Do đó:
C13=IF(A13=””,””,$B$2/$G$3)
Từ C14 trở đi: Filldown công thức từ C13 xuống
Lãi = Nợ đầu kỳ * Lãi suất vay đã quy đổi, chú ý cố định vị trí tham chiếu ô G5
D13=B13*$G$5
Lưu ý: Nếu trường hợp không có giá trị tương ứng ở cột A (Kỳ) thì sẽ không có giá trị ở các cột còn lại. Do đó phải xét thêm trường hợp này trước khi tính. Do đó:
D13=IF(A13=””,””,B13*$G$5)
Từ D14 trở đi: Filldown công thức từ D13 xuống
=Gốc + Lãi
E13=IF(A13=””,””,C13+D13)
Từ E14 trở đi: Filldown công thức từ E13 xuống
=Nợ đầu kỳ – Nợ gốc
F13=IF(A13=””,””,B13-C13)
Từ F14 trở đi: Filldown công thức từ F13 xuống
Kết quả cuối cùng ta có như sau:
Chú ý: Filldown tới số kỳ lớn hơn giá trị ở ô G3
Để tính tổng số tiền gốc, lãi, chúng ta có thể đặt công thức tính tổng trên dòng 11, tương ứng với các cột
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bảng tính lãi suất vay tiêu dùng theo dư nợ giảm dần trên Excel rồi. Hãy thử thay đổi các điều kiện thông số để xem bảng tính của chúng ta thay đổi thế nào nhé.
Chúc các bạn thành công!
Tải file mẫu kèm theo bài viết tại địa chỉ: http://bit.ly/2N4p19Q
Xem thêm:
Hàm tài chính và cách sử dụng các hàm tài chính trong Excel, Full
Cách sử dụng hàm PMT tính số tiền thanh toán hàng kỳ cho khoản vay trong Excel
Hướng dẫn cách phân tích trả nợ gốc và lãi cùng chuỗi hàm PMT trong Excel