Tìm hiểu về định giá doanh nghiệp (Enterprise valuation)

Định giá doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh nghiệp một cách chi tiết: về cơ cấu vốn, khả năng hoạt động, nguồn lợi nhuận tương lai mà doanh nghiệp có thể mang lại…..

Đây là nội dung quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triên với sự tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, do vậy các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất và chia nhỏ doanh nhgiệp đang diễn ra ngày càng nhiều. Để thực hiên những giao dịch mua bán và sáp nhập đó, các bên liên quan đều muốn nắm bắt được thông tin về đối tác một cách toàn diện, và định giá doanh nghiệp là một giải pháp toàn diện nhất.

 

Khái niệm giá trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật, về điều kiện và vị thế kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp là một phạm trù lịch sử gắn liền với kinh tế hàng hóa, nó tồn tại không phụ thuộc vào việc có hay không việc chuyển nhượng hay cổ phần hóa. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở của giá cả doanh nghiệp, nó được hình thành trên cơ sở những thu nhập trong tương lai. Nó bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Khái quát lại, giá trị một doanh nghiệp bằng giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai.

Vai trò của định giá doanh nghiệp

Ngoài ra, xu hướng cổ phần hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Các hoạt động này cũng đòi hỏi nguồn thông tin về giá trị doanh nghiệp.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng là một nhu cầu cấp thiết của nhà đầu tư, các cá nhân, tổ chức có liên quan và chính bộ máy điều hành doanh nghiệp. Đứng dưới góc độ nhà đầu tư, thông tin về doanh nghiệp hết sức quan trọng vì nó quyết định khả năng đầu tư và thu hồi vốn. Thông qua thông tin giá trị doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp: hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời, uy tín, khả năng tài chính, vị thế tín dụng….

Đứng dưới góc độ nhà quản lý, giá trị doanh nghiệp giúp người nhà lý phân tích, đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, tái đầu tư cũng như các hoạt động tài chính đúng đắn nhằm mục đích tăng giá trị của chủ sở hữu. Kết quả của hoạt động định giá doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin về sức cạnh tranh, khả năng hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự so sánh với các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cũng như với chính doanh nghiệp trong quá khứ. Do đó, giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để nhà quản lý điều hành công ty, đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư mới …. nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh và cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Đứng dưới góc độ các bên liên quan như nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan thuế, giá trị doanh nghiệp là thông tin tối quan trọng giúp họ đưa ra các quyết sách đúng đắn về mức độ, phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ, cho vay cũng như yêu cầu phần đóng góp từ phía doanh nghiệp.

Các vấn đề cần lưu ý khi xác định giá trị doanh nghiệp

Đặc trưng của doanh nghiệp là một thực thể sống nên vật tư tái sản xuất của nó luôn vận động không ngừng. Bởi vậy, giá trị doanh nghiệp dù xác định theo phương pháp nào cũng phải dựa vào các thông tin, số liệu, tài liệu có được tại một thời điểm và đặc biệt là phải phân tích, xem xét trong bối cảnh thị trường tại thời điểm đó. Khi các điều kiện về số liệu, tình hình thị trường thay đổi thì giá trị doanh nghiệp cũng thay đổi theo.

Trong thực tế, các nhà đầu tư thường sử dụng những phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt, mỗi nhà đầu tư lại có một cách nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường riêng và do đó, nhiều nhà đầu tư sử dụng cùng một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng vẫn có thể cho ra các kết quả khác nhau. Sự khác biệt về giá trị này thường do các thông tin mà các nhà đầu tư nắm bắt được không giống nhau và nhận thức về rủi ro của họ cũng khác nhau. Giá trị cuối cùng của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, do đó khi có nhiều người mua quan tâm tới, giá trị trên thị trường của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn nhiều so với giá trị tài sản thực.

Định giá doanh nghiệp qua các mô hình tài chính

Việc định giá doanh nghiệp bao gồm sử dụng việc sử dụng rất nhiều thông tin về doanh nghiệp, và để tổng hợp và sử dụng những thông tin này một cách có hệ thống, các chuyên gia tài chính thường sử dụng mô hình tài chính trong việc định giá. Có nhiều phương pháp định giá, trong đó phổ biến nhất là sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF model) trong đó chiết khấu quy về hiện tại các giá trị dòng tiền của doanh nghiệp bằng một tỷ lệ chiết khấu thích hợp là chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC).