Hướng dẫn sử dụng hàm COUNTIFS cơ bản qua 3 ví dụ đơn giản

Trong Excel, có rất nhiều trường hợp yêu cầu bạn phải sử dụng hàm COUNTIFS để đếm theo nhiều điều kiện. Hãy cùng Học Excel Online tìm hiểu qua 3 ví dụ đơn giản dưới đây:

Cấu trúc hàm COUNTIFS

Hàm COUNTIFS được sử dụng để đếm đối tượng thỏa mãn tất cả các điều kiện cho trước trong các dải ô. Cấu trúc của hàm COUNTIFS như sau:

=COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2],…)

Trong đó:

criteria_range1: Vùng điều kiện thứ nhất, chứa những giá trị để đưa ra điều kiện.

criteria1: Điều kiện để đếm thứ nhất. Giá trị của criteria1 phải thuộc criteria_range1.

criteria_range2: Vùng điều kiện thứ hai, tương tự criteria_range1.

criteria2: Tương tự criteria1.

… (tương tự có criteria_range3, criteria3…). Đối số từ criteria_range2 không bắt buộc nhập vào.

Ví dụ về sử dụng hàm COUNTIFS

Sử dụng hàm COUNTIFS cho điều kiện so sánh trùng khớp trong vùng điều kiện

[iframe width=”700″ height=”687″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21111&authkey=%21AOUZ0fercw0ewfg&em=2&wdAllowInteractivity=False&Item=’VD1′!A1%3AM32&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

Ở đây, với yêu cầu đếm số lượng người có giới tính Nam ở Hà Nội, hàm COUNTIFS sẽ hoạt động như sau:

ĐẾM(Vùng chứa giá trị thứ nhất, điều kiện thứ nhất, vùng chứa giá trị thứ hai, điều kiện thứ hai,…, vùng chứa giá trị thứ n, điều kiện thứ n) = số giá trị thỏa mãn đồng thời n điều kiện.

Lưu ý: Các vùng điều kiện phải có cùng một kích cỡ.

Sử dụng hàm COUNTIFS so sánh với một giá trị ngoài vùng điều kiện

[iframe width=”700″ height=”687″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21111&authkey=%21AOUZ0fercw0ewfg&em=2&wdAllowInteractivity=False&AllowTyping=True&Item=’VD2′!A1%3AN32&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

Trong ví dụ này, ta sẽ so sánh các giá trị trong vùng điều kiện với một giá trị khác ở ngoài, đó là điều kiện thứ 3: Ngày sinh thỏa mãn trong khoảng từ 1/1/1996 đến 31/12/1996. Cách làm tương tự ví dụ 1.

Ngoài việc gõ trực tiếp đoạn {$F$2:$F$31,”>=1/1/1996″,$F$2:$F$31,”<=12/31/1996″}, các bạn có thể tạo thêm 2 ô chứa giá trị đầu cuối để tiện cho việc thay đổi trong các dữ liệu sau này, sau đó tham chiếu tới ô và tiến hành đếm như bình thường.

 Ứng dụng sử dụng hàm COUNTIFS lập bảng theo dõi đi muộn

[iframe width=”700″ height=”900″ frameborder=”0″ scrolling=”no” src=”https://onedrive.live.com/embed?resid=B21F9331F704AFCF%21111&authkey=%21AOUZ0fercw0ewfg&em=2&wdAllowInteractivity=False&AllowTyping=True&Item=’VD3′!A1%3AAL36&wdHideGridlines=True&wdDownloadButton=True&wdInConfigurator=True”]

Ở ví dụ này, ta sẽ kết hợp hai hàm:

Hàm COUNTIFS: Kết hợp ví dụ 1 và ví dụ 2, ta sẽ đếm những ngày nhân viên đi muộn qua 2 điều kiện. Điều kiện 1 là ngày được đếm phải trùng khớp ngày trong bảng tính. Điều kiện 2 là giờ được đếm phải lớn hơn giờ quy định. Kết quả trả về thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện.

Hàm IF: Khi xác định được kết quả nằm trong khoảng số tự nhiên [0;1], ta tiến hành đặt điều kiện. Nếu kết quả trả về của COUNTIFS là 1 – nhân viên đó đi muộn, ta đánh dấu “x”. Nếu kết quả là 0, kết quả trống.

Cuối cùng, dùng hàm COUNTIF tại cột tổng để đếm những ngày nhân viên đó đi muộn.

 

Ngoài ra, các bạn có thể tìm đọc những kiến thức nâng cao hơn liên quan tới hàm COUNTIFS tại đâyVà đừng quên, luôn luôn  luyện tập thật thuần thục nhé.

Chúc các bạn học tốt!

 

 

 


Tác giả: Minhlai

· · ·

Khóa học mới xuất bản