Mục đích của Mô hình tài chính

Tầm quan trọng của mô hình tài chính không phải bị phóng đại và rõ ràng các mô hình tài chính là một yếu tố quan trọng trong hầu hết các quyết định kinh doanh chính. Cụ thể, mô hình tài chính được chuẩn bị bất cứ khi nào mà bất kỳ tổ chức nào đang xem xét tài trợ dự án (project finance), đấu thầu cho dự án (project bidding), đánh giá mục tiêu mua lại (M&A), thực hiện lập kế hoạch tài chính hàng tháng (Budgeting), thực hiện nghiên cứu cấu trúc vốn (Capital Structure), v.v.

Áp dụng trong 5 quyết định kinh doanh chính

Một mô hình tài chính được sử dụng trong việc ra 5 quyết định kinh doanh chính sau:

  1. Kế hoạch kinh doanh (Business Plan): Khi đánh giá một kế hoạch kinh doanh mới (business plan), doanh nghiệp đầu tiên cần thiết lập mô hình tài chính (financial model) vì nó cung cấp một cách hiểu dễ dàng hơn về mô hình kinh doanh (business model) dự định được thực hiện.

Một mô hình tài chính là cần thiết khi chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh vì nó thể hiện rõ ràng về tình hình tài chính dự kiến ​​của một công ty. Logic khi mô hình hóa càng chắc chắn và được chứng minh rõ ràng, thì kế hoạch kinh doanh và ảnh hưởng cũng như kế quả của nó càng dễ hiểu.

  1. Phân tích Kịch bản/ Mô phỏng (Scenario Analysis): Với một mô hình tài chính sẵn sàng, một doanh nghiệp có thể chạy mô phỏng để xem kết quả tài chính sẽ như thế nào khi thay đổi một số các giả định kịch bản (assumptions). Đây là cơ sở cho các cuộc thảo luận chiến lược và cho phép ban giảm đốc chuẩn bị các hành động kịp thời trong trường hợp tình huống như vậy mô phỏng thực sự xảy ra.
  2. Định giá công ty (Company Valuation): Mô hình tài chính khi kết hợp với Kế hoạch kinh doanh cũng có thể được sử dụng để định giá công ty bằng cách áp dụng phương pháp Chiết khấu dòng tiền (DCF).
  3. Quyết định đầu tư và phân bổ vốn (Investment and capital allocation decisions): Trong công ty, vốn là một nguồn lực khan hiếm. Vì vậy, ta cần phải tìm ra những dự án nào có lợi nhất xét trên khía cạnh tài chính, do đó đòi hỏi phải xây dựng các mô hình tài chính.
  4. Sáp nhập & Mua lại Mergers & Acquisitions (M&A): Một mô hình tài chính là cơ sở cho các cuộc đàm phán trong giao dịch M & A và tăng vốn và mô phỏng cách thức công ty sẽ hoạt động như thế nào khi kết hợp với một công ty khác.

Về cơ bản, tất cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp và đội ngũ quản lý đều sử dụng mô hình tài chính để điều hành doanh nghiệp của họ. Ở trên chỉ để nêu tên một vài trường hợp áp dụng chính của hầu hết các mô hình tài chính.

 

Áp dụng với 5 mục đích chính

Với các trường hợp áp dụng trên, các mô hình tài chính sẽ phục vụ năm mục đích:

  1. Mục đích để kiểm chứng quy mô thị trường
  2. Mục đích để diễn tả mô hình kinh doanh
  3. Mục đích để thể hiện khả năng sinh lời
  4. Mục đích để định lượng lợi suất yêu cầu và rủi ro của khoản đầu tư
  5. Mục đích để xác định giá trị của doanh nghiệp

Hầu hết mọi người xây dựng mô hình để trả lời câu hỏi (3) hoặc (5). Mục đích thường gặp thứ hai là định lượng yêu cầu đầu tư (4). Tất nhiên, các nhà đầu tư ở giai đoạn đầu phát triển và các công ty đầu tư mạo hiểm chủ yếu quan tâm đến câu trả lời câu hỏi (1) và (2) – thị trường lớn như thế nào và mô hình kinh doanh là gì. Mô hình kinh doanh cung cấp câu trả lời cho tất cả các câu hỏi quan trọng – làm thế nào bạn sẽ phát triển doanh nghiệp.

 

Một số lưu ý

Khi bạn xây dựng mô hình tài chính, câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi là “người nhận mô hình muốn trả lời câu hỏi nào”. Câu trả lời có thể thay đổi nhưng hầu như tất cả các nhà đầu tư đều muốn hiểu mô hình kinh doanh. Ngoài ra, hãy nhớ rằng mô hình kinh doanh trong kế hoạch tài chính cung cấp cho bạn một cách đơn giản để tự kiểm chứng lại kiến ​​thức và sự hiểu biết về ngành công nghiệp. Trình bày các giả định cho mô hình kinh doanh một cách rõ ràng, hợp lý, chi tiết và bạn sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi đặt ra bởi người nhận và từ đó thu hút càng nhiều vốn cho doanh nghiệp của mình.

Khi xây dựng mô hình tài chính, trước tiên phải thực hiện đánh giá định tính – tức là xác định xem phương pháp triển khai xây dựng có làm mô hình trở nên hợp lý hay không. Cần phải có một logic đằng sau việc áp dụng mô hình, có tính thuyết phục và được hỗ trợ bởi đối tượng và mục tiêu mô hình hướng tới.

Công cụ hữu ích này cũng cho phép đánh giá các tùy chọn kinh doanh và rủi ro trong một cách hiệu quả về chi phí xét trên một loạt các giả định, cho phép xác định các giải pháp tối ưu trong đánh giá lợi nhuận tài chính và phân tích tác động của các hạn chế về nguồn lực để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.