Cách tạo mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 trên Excel mới nhất

Excel là một công cụ hữu ích trong kế toán. Xây dựng các mẫu chứng từ trên Excel là một trong những yêu cầu kế toán thường gặp trong công việc kế toán.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn về Cách tạo mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018. Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm nhé:

Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 trên Excel:

Để có mẫu Phiếu nhập kho như trên, chúng ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định bố cục chung của Phiếu nhập kho

  • Thông tin đơn vị: ghi rõ Tên đơn vị, bộ phận nhập kho
    Mục này được đặt ở góc trên cùng, bên trái (2 dòng)
  • Mẫu bảng: tên mẫu Phiếu nhập kho: Mẫu số 01 – VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
    Mục này được đặt ở góc trên cùng, bên phải, được đặt trong Textbox (Insert -> Textbox).
    (Khi đặt trong Textbox thì mục này dễ dàng di chuyển Text này tới bất kỳ vị trí nào trong Sheet mà không phụ thuộc vào các cột)
  • Tên bảng: PHIẾU NHẬP KHO
  • Ngày, tháng, năm:  là ngày, tháng, năm lập phiếu
  • Số:  Là số phiếu
  • Nợ, Có: điền số hiệu các tài khoản Nợ, tài khoản Có
  • Họ và tên người giao, Theo (kèm theo các HĐKT và HĐ GTGT): Họ vào tên người giao hàng, có kèm chứng từ như HĐKT và HĐ GTGT
  • Thông tin về kho: Điền tên kho và địa chỉ của kho
  • Nội dung Phiếu nhập kho:  ghị rõ các thông tin của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa nhập kho
  • Tổng tiền (bằng số và bằng chữ): tổng số tiền của vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa nhập kho
  • Số chứng từ gốc kèm theo: Hóa đơn GTGT
  • Thời gian ký và chữ ký của người có trách nhiệm: Chữ ký, thời gian ký cũng những người liên quan

Bước 2: Điền nội dung các mục

Trước khi điền nội dung bảng, chúng ta cần điền đầy đủ các nội dung:

  • Đơn vị, bộ phận: Ghi rõ Tên đơn vị, bộ phận nhập kho
  • Ngày, tháng, năm: Là ngày, tháng, năm lập phiếu
  • Số: Là số thứ tự phiếu
  • Nợ, Có: Điền số hiệu các tài khoản Nợ, tài khoản Có
  • Họ và tên người giao: Họ vào tên người nhận hàng, tại địa chỉ (bộ phận) nào
  • Theo (HĐ, HĐ GTGT) số … ngày … tháng … năm
  • Nhập tại kho … địa điểm …

Bước 3: Điền nội dung bảng

Nội dụng bảng: Các Cột trong bảng được ghi theo thông tin trên hóa đơn

  • Cột A (STT): Điền số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa nhập kho (ghi STT từ 1 -> …)
  • Cột B (Tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa): Tên của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được nhập kho
  • Cột C (Mã số): Mã của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho
  • Cột D (Đơn vị tính): Đơn vị tính của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
  • Cột 1 (Số lượng –  Theo chứng từ): Số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa trên chứng từ
  • Cột 2 (Số lượng –  Thực nhập): Số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập vào kho
  • Cột 3 (Đơn giá):
    Ghi chú:  Thông thường Cột 1 và Cột 2 giống nhau.
    Trong trường hợp vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thất thoát, hư hỏng, thiếu hụt hoặc dư thừa thì hai cột này sẽ khác nhau, kế toán cần chú ý để có các số liệu chính xác.
  • Cột 4 (Thành tiền): = Cột 2 (Số lượng thực nhập) * Cột 3 (Đơn giá)
  • Dòng “Cộng”: Cộng số lượng ở các cột Số lượng, Đơn giá, Thành tiền
    Ghi chúNếu có nhiều hơn một loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, chỉ cần cộng Cột 4 (Thành tiền)

Bước 4: Điền các nội dung ngoài bảng khác

  • Tổng số tiền (viết bằng chữ): Viết bằng chữ số tiền ở dòng “Cộng” trong bảng
  • Số chứng từ gốc kèm theo: Điền số chứng từ gốc đi kèm với Phiếu Nhập kho (Hóa đơn, …)
  • Chữ ký và họ tên của những người liên quan

Chú ý:

– Phiếu nhập kho được dùng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê gia công chế biến, nhận vốn góp, hoặc thừa phát hiện trong kiểm tra.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

– Phiếu nhập kho lập thành

  • 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài)
  • 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất)

– Sau khi nhập kho, thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và người giao hàng ký vào phiếu
+ Thủ kho giữ liên 2 (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán
+ Liên 1 lưu lại nơi lập phiếu
+ Liên 3 (nếu có) người mua hàng giữ

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Học Excel Online về các lập mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200.

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!