Biên bản kiểm kê tài sản cố định được kế toán sử dụng nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với số kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn bạn Cách lập biên bản kiểm kê TSCĐ theo thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018
Để lập Biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel, các bạn theo dõi hướng dẫn dưới đây:
Xem nhanh
Hướng dẫn lập Biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel
Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị sử dụng
Mẫu chứng từ:
Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
Giờ … ngày … tháng … năm …: Ghi cụ thể thời gian, ngày, tháng, năm lập Biên bản bàn giao TSCĐ
Ông/Bà … chức vụ … đại diện …: Thông tin về thành viên Ban kiểm kê
Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.
Cột A, B, C, D: Ghi đầy đủ thông tin về STT, Tên TSCĐ, Mã số, Nơi sử dụng của TSCĐ tiến hành kiểm kê
Cột 1, 2, 3: Căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ để ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại
Cột 4, 5, 6: Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại
Cột 7, 8, 9: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại
Dòng “Cộng”: Tổng cộng theo các cột của các chỉ tiêu về nguyên giá và giá trị còn lại
Lưu ý
– Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị.
– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.
– Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.
– Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp duyệt.
Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:
– Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét.