Mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 trên Excel mới nhất

Excel là một công cụ hữu ích trong kế toán. Xây dựng các mẫu chứng từ trên Excel là một trong những yêu cầu kế toán thường gặp trong công việc kế toán trên Excel.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn về Cách tạo và tải mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2021. Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm nhé:

Mẫu Bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 trên Excel:

 

Hướng dẫn lập Bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200 trên Excel:

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng
  • Mẫu biên bản: Sử dụng Text box (Insert -> Text Box) để dễ dàng di chuyển cả box tới vị trí phù hợp mà không phụ thuộc vào thay đổi diện tích các cột
  • Ngày … tháng … năm ...: Ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành lập bảng khấu hao (ngày cuối tháng)
  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
  • Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ  … đến giờ …) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.
  • Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày thường trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật.
  • Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm vào các ngày lễ, Tết.
  • Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm vào buổi tối (tính theo quy định của pháp luật) không thuộc ca làm việc của người lao động.

Chú ý:

– Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm…) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

– Cuối tháng, người chấm công, phụ trách bộ phận có người làm thêm ký và giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt vào bảng chấm công làm thêm giờ và chuyển bảng chấm công làm thêm giờ cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu, quy ra công để thanh toán (trường hợp thanh toán tiền).
Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

 

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:


Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!