Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hàng ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn về chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là thông tư mới nhất đang được áp dụng, thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và thông tư 138/2011/TT-BTC; đồng thời bãi bỏ những quy định trái với thông tư này. Thông tư 133 có hiệu lực cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, được quy định tại điều 18 của thông tư 133. Nội dung cụ thể như sau:
Chú ý: từ viết tắt: GTGT = Giá trị gia tăng
Xem nhanh
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
b) Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được 15 thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
c) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể.
d) Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Có 2 tài khoản cấp 2:
1. Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, bất động sản đầu tư, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 152,153, 156, 211, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).
2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 154642, 241, 242,… (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các Tài khoản 112, 111, 331,… (tổng giá thanh toán).
3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán(giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,… (tổng giá thanh toán).
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:
a. Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156…. hoặc
Nợ TK 211 – Tải sản cố định
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, …
b. Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế số GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,… (giá mua chưa có thuế GTGT).
6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 156 Hàng hóa (giá mua chưa có thuế GTGT) hoặc
Nợ các TK 152, 153, 211 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,…
b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
7. Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:
a. Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 138 Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
b. Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334,… (số thu bồi thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).
8. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
9. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,….
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
—
Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!