Hướng dẫn tính lợi suất dòng tiền không định kỳ bằng hàm tài chính XIRR

Liên quan đến mô hình tài chính nói riêng và kế hoạch tài chính nói chung, việc hiểu tại sao dùng hàm tài chính XIRR và IRR là thực sự quan trọng. Dùng công thức đơn giản IRR trong Excel có thể là thiếu đầy đủ, khi công thức giả định tất cả kỳ hạn của mỗi dòng tiền trong chuỗi dòng tiền là bằng nhau (định kỳ). Thực tế, điều này không thường xuyên xảy ra, đặc biệt nếu chúng ta có khoản đầu tư chi phí ban đầu trả trước trong năm, trong khi các khoản lợi tức thu về thường nhận vào cuối năm. Với một chuỗi dòng tiền không định kỳ như vậy, sử dụng XIRR đem đến sự linh hoạt trong việc diễn tả từng kỳ hạn cụ thể tương ứng với từng dòng tiền trong chuỗi, kết quả là việc tính toán trở nên chính xác hơn.

 

Ý nghĩa việc sử dụng Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) của tất cả dòng tiền trong tương lai của một khoản đầu tư bằng 0. Khi NPV của một khoản đầu tư bằng 0, không có nghĩa là khoản đầu tư đó tốt hay xấu, mà có nghĩa là chúng ta sẽ tính toán được tỷ suất sinh lời (lợi suất) của khoản đầu tư, chính bằng giá trị IRR.

Hạn chế trong việc sử dụng IRR

Khi ta dùng công thức “=IRR()” trong Excel, chúng ta đang tính toán dựa trên các khoảng thời gian bằng nhau (định kỳ) của mỗi dòng tiền (hay chính là mỗi ô trong bảng). Điều này sẽ mất đi tính chính xác khi chuỗi dòng tiền (chi/thu) bao gồm các dòng tiền không định kỳ hay vào các thời điểm khác nhau trong năm. Đây chính là lý do ta dùng XIRR thay cho việc sử dụng IRR. Việc sử dụng hàm IRR trong Excel cơ bản được thực hiện như sau:

Hướng dẫn dùng XIRR trong tính toán lợi suất dòng tiền không định kỳ

Khi ta dùng công thức “=XIRR()” trong Excel, ta có thể phản ánh được tính linh hoạt về kỳ hạn của mỗi dòng tiền mà trong đó mỗi dòng tiền (thu/chi) có thể phát sinh tại mỗi thời điểm khác nhau

Để thực hiện, ta sử dụng cú pháp: XIRR(values, dates, [guess])

Hai chuỗi giá trị bắt buộc (values và dates) trong công thức trên phản ánh:

Values_bắt buộc: Chuỗi Giá trị mỗi dòng tiền

Dates_bắt buộc: Chuỗi Ngày tương ứng của mỗi dòng tiền

Và mức độ chính xác phản ánh thông qua:

Guess_không bắt buộc: Nếu bỏ qua, guess giả định có giá trị là 0,1 (nghĩa là độ chính xác 10%)

Việc sử dụng hàm XIRR trong Excel cơ bản được thực hiện như sau:


Kết quả việc thực hiện hai hàm IRR và XIRR là:

Từ tính toán trên, ta thấy XIRR và IRR cho ra hai kết quả khác biệt rõ ràng. Qua đó cho thấy ý nghĩa của XIRR, với kết quả thu được phản ánh đúng đặc điểm về thời gian của mỗi dòng tiền trong chuỗi dòng tiền không định kỳ.