Cách tính trung bình của một số theo từng lần

1. Đặt vấn đề

Thông thường bạn vẫn hiểu rằng muốn tính trung  bình của 1 số thì sẽ lấy số đó chia cho tổng số lần. Thế nhưng nếu như việc chia từng lần đó gây ra số lẻ thì sao? hoặc nếu chúng ta buộc phải làm tròn số trung bình của từng lần thì liệu việc làm tròn đó còn chính xác hay không?

Xét ví dụ sau:

 

Ví dụ chúng ta muốn thanh toán 1 khoản tiền là 14.654.000 theo 6 đợt (6 lần), vậy chúng ta sẽ tính là:

14.654.000 / 6 = 2.442.333,33333333

hẳn bạn không muốn tính lẻ tới như vậy, do đó bạn muốn làm tròn tới hàng nghìn cho dễ trả

=> Theo nguyên tắc làm tròn thì số 2.442.333,3333 sẽ làm tròn thành 2.442.000

(Hàm ROUND(Số cần làm tròn, -3)

Như vậy phần số lẻ sẽ bị thiếu, do đó làm tổng số tiền của 6 đợt sẽ còn 14.652.000 => Kết quả không đúng

Sai lệch sẽ trở nên lớn hơn nhiều với việc chia thành nhiều lần thanh toán hơn.

2. Cách giải quyết

2.1. Bù trừ phần thiếu vào lần cuối

Quy định sẵn tổng số cần phải thanh toán luôn luôn bằng với số nợ ban đầu nên D11 = C1

Tại các lần thanh toán từ 1 đến 5 thì tính trung bình như thông thường

Tại lần thanh toán cuối (lần thứ 6) thì sẽ bằng Tổng số phải thanh toán – Tổng những lần thanh toán trước đó

D10 = D11 – SUM(D5:D9)

Như vậy với cách này toàn bộ phần sai lệch do làm tròn ở những lần trước đó sẽ được cộng vào lần cuối cùng.

Ưu điểm:

Đảm bảo kết quả cuối cùng luôn đúng

Nhược điểm

Không đồng đều giữa các lần. Tại lần cuối có thể phát  sinh lớn hơn hẳn so với các lần trước đó.

2.2. Cách tính trung bình sau mỗi lần thanh toán

Để khắc phục nhược điểm của cách trên, chúng ta tìm hiểu về cách tính trung bình sau mỗi lần thanh toán.

Cách này được hiểu như sau:

Tại mỗi lần thanh toán, số phải thanh toán = Số tiền còn lại chưa thanh toán / Số lần  còn phải thanh toán

Số tiền còn lại chưa  thanh toán = Số tiền ban đầu – Số đã thanh toán ở những lần trước đó

Số tiền ban đầu = C1

Số tiền đã thanh toán ở những lần trước đó:

  • Lần 1: Sum(E4:E4) là lần 0
  • Lần 2: Sum(E4:E5) là của lần 0 + lần 1
  • Lần 3: Sum(E4:E6) là của Lần 0 + lần 1 + lần 2
  • tương tự cho những lần tiếp theo

Khi đó ta có thể thấy ô E4 luôn xuất hiện trong công thức tính tổng => Cố định điểm E4

Số lần còn phải thanh toán = Đếm số dòng của các lần  còn lại. Sử dụng hàm ROWS để đếm cột Lần thanh toán, từ lần thực hiện đến lần 6 => khi đó ô B10 luôn xuất hiện trong các công thức ROWS => Cố định điểm B10

Để làm tròn số => Đặt  toàn bộ công thức trong hàm ROUND

Như vậy chúng ta có thể thấy kết quả đã dồn những phần sai lệch do làm tròn ngay thời điểm số sai lệch vừa đủ để thành 1 số nguyên (ở ô E7 và E9) => Kết quả chính xác hơn tại các lần.

Tải về file mẫu: http://bit.ly/2GwHIkQ

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!


Tác giả: duongquan211287

· · ·

Khóa học mới xuất bản