Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo Thông tư 133 trên Excel

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp theo từng nội dung: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn trong quá trình hoạt động và vốn được bổ sung từ nguồn khác (Tài trợ, viện trợ (nếu có)…).

Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo dõi toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến khi giải thể, phá sản. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ góp vốn, mua bán cổ phiếu và tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu khác.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dậ các bạn cách để lập Sổ chit iết theo dõi vốn góp của chử sở hữu theo Thông tư 133 trên Excel.

Mẫu Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu

Để lập được mẫu sổ như trên, các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn lập sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
  • Mẫu sổ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu sổ kèm theo các thông tin cơ bản khác về mẫu sổ. Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Năm: Ghi rõ năm theo dõi
  • Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ
  • Cột B, C: Ghi ngày, tháng và số hiệu của chứng từ dùng để ghi sổ
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
  • Cột 1: Ghi số vốn góp ban đầu bị giảm do thu hồi cổ phiếu hủy bỏ, các thành viên rút vốn và các nguyên nhân khác
  • Cột 2: Ghi số thặng dư vốn giảm do bán cổ phiếu mua lại thấp hơn giá mua lại
  • Cột 3: Ghi số vốn khác giảm
  • Cột 4: Ghi số vốn góp của chủ sở hữu tăng do các thành viên góp vốn, cổ đông mua cổ phiếu (Ghi theo mệnh giá) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh
  • Cột 5: Ghi số chênh lệch giữa giá bán thực tế cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu
  • Cột 6: Ghi số vốn kinh doanh tăng do được tài trợ, viện trợ không hoàn lại và các khoản tăng vốn khác
  • Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 tới trang …: Ghi rõ tổng số trang của sổ
  • Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng mở sổ
  • Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm những người liên qua ký vào sổ
  • Họ và tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật

Cuối tháng cộng sổ tính ra tổng số phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối tháng để ghi vào cột phù hợp với từng loại nguồn vốn.

Trên đây là những nội dung về Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu theo Thông tư 133 trên Excel mà Học Excel Online cung cấp tới bạn. Bạn tham khảo mẫu sổ này tại đây để tự thực hành và làm việc.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số bài viết khác về kế toán tại Blog họcExcel.Online để có thêm kiến thức về kế toán từ các chuyên gia trong ngành.

———

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!