Phiếu xuất kho là một trong những chứng từ được sử dụng phổ biến nhất trong các chứng từ mà kế toán làm việc. Để quản lý và sử dụng khoa học, dễ dàng, kế toán thường sử dụng các Phiếu xuất kho trên Excel.
Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách lập Phiếu xuất kho theo Thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018.
Trước khi lập và sử dụng Phiếu xuất kho, ta cần hiểu mục đích của Phiếu xuất kho là giúp kế toán theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.
Đây là mẫu Phiếu xuất kho mà chúng ta muốn lập:
Xem nhanh
Mẫu Phiếu xuất kho theo Thông tư 133 trên Excel
Để lập được Phiếu xuất kho theo Thông tư 133 hoàn chỉnh như trên, các bạn theo dõi và thực hiện theo các bước dưới đây:
Hướng dẫn cách lập Phiếu xuất kho theo Thông tư 133 trên Excel
Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị tiến hành xuất kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mẫu chứng từ:
Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột.
Ngày … tháng … năm …: Ghi rõ ngày, tháng, năm xuất kho
Số: Là số phiếu xuất kho
Nợ, Có: Ghi rõ các tài khoản Nợ, tài khoản Có
Họ và tên người nhận hàng: Ghi rõ họ và tên của người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Lý do xuất kho: Thông tin của số hóa đơn hoặc lệnh xuất kho
Xuấ tại kho (ngăn lô) … địa điểm …: Tên kho và địa chỉ kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Các Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng
Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu)
Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tùy theo quy định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3)
Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ghi số tiền ở dòng Cộng trên Phiếu xuất kho bằng chữ
Họ tên, chữ ký của người lập phiếu, người giao hàng, thủ kho, kế toán trưởng (hoặc bộ phận có nhu cầu lập) và giám đốc
Chú ý
– Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng doanh nghiệp) thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
– Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu và kế toán trưởng ký xong chuyển cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng.
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).
Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:
Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.
Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.