Cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo thông tư 133 trên Excel

Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018

Hướng dẫn lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133 trên Excel

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Ngày … tháng … năm …: Thời gian lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng
  • Số: Là số hiệu của Giấy thanh toán tiền tạm ứng
  • Nợ, Có: Ghi rõ tài khoản Nợ, tài khoản Có
  • Họ và tên người thanh toán: Họ và tên đầy đủ của người thanh toán
  • Bộ phận (hoặc địa chỉ): Bộ phận, địa chỉ của người thanh toán
  • Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

    Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán đế ghi.

    Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

  • Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.
  • Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

    – Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

    – Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

     

Lưu ý

– Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

– Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!