Cách lập Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133 trên Excel

Biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, … tồn thực tế và số thừa, thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133 trên Excel mẫu mới nhất năm 2018.

Mẫu Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133 trên Excel mà chúng ta muốn lập như sau:

Mẫu chứng từ kế toán trên Excel

Để lập được mẫu chứng từ như trên, các bạn làm theo hướng dẫn sau đây:

Hướng dẫn cách lập Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133 trên Excel

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Số: Là số hiệu của Bảng kiểm kê
  • Hôm nay, vào … giờ … ngày … tháng … năm …: GHi rõ thời điểm kiểm kê
  • Ông/Bà … đại diện …: Ghi rõ họ và tên của những người đại diện các bên trong Ban kiểm kê (kế toán, thủ quỹ, …)
  • Số dư theo sổ kế toán: Căn cứ vào sổ quỹ của thủ quỹ hoặc sổ theo dõi chi tiết hàng tồn kho, đầu tư khác tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4
  • Kiểm kê thực tế: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
  • Chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ kế toán với số kiểm kê thực tế
  • Lý do thừa/thiếu:
    Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.
  • Họ và tên, chữ ký của Thủ quỹ, Kế toán trưởng và người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ
    Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết

Chú ý

– Việc kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ hoặc người quản lý ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và kế toán hàng tồn kho (vàng bạc, kim khí quý, đá quý là hàng tồn kho) hoặc kế toán đầu tư khác (vàng bạc, kim khí quý, đá quý không phải là hàng tồn kho) là các thành viên.

– Trước khi kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải ghi sổ tất cả các chứng từ kế toán và tính số dư tồn ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý đến thời điểm kiểm kê.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện có như: ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

– Trên Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

– Bảng kiểm kê ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý do ban kiểm kê lập thành 2 bản:

  • 01 bản lưu ở thủ quỹ hoặc người có trách nhiệm quản lý vàng bạc, kim khí quý, đá quý
  • 01 bản lưu ở kế toán quỹ hoặc kế toán hàng tồn kho, các khoản đầu tư khác của doanh nghiệp

– Link tải về: Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo Thông tư 133 trên Excel

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!