Cách lập Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel

BBGN TSCĐ được sử dụng nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài…đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,…(không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel theo mẫu mới nhất năm 2018.

Mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133 được lập trên Excel mà chúng ta muốn như sau:

Mẫu chứng từ kế toán trên Excel

Để lập được mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel như trên, các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn lập chứng từ kế toán trên Excel

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị, bộ phận sử dụng TSCĐ
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Ngày … tháng … năm …: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập BBGN
  • Số: Số hiệu của BBGN
  • Nợ, Có: Ghi rõ tài khoản Nợ, tài khoản Có
  • Căn cứ quyết định số … ngày … tháng … năm …: Ghi rõ thông tin về quyết định hoặc hợp đồng
  • Ông/Bà … chức vụ … đại diện …: Ghi rõ thông tin của các thành viên trong Ban giao nhận TSCĐ
  • Địa điểm giao nhận TSCĐ: Ghi rõ địa điểm giao nhận TSCĐ
  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ
  • Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ
  • Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng)
  • Cột 1: Ghi năm sản xuất
  • Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng
  • Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe FORD 16 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, …
  • Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6)
  • Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +…)
  • Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao
  • Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao.
  •  Họ và tên, chữ ký của Giám đốc bên nhận, Kế toán trưởng bên nhận, Người nhận, Người giao

Khi sử dụng BBGN TSCĐ, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý khi sử dụng

– Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số ủy viên.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

– Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

– Sau khi bàn giao xong các thành viên ban giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

– Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

 

– Link tải về: Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 133 trên Excel

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!