Xử lý trường hợp hóa đơn bán ra bị sai đã giao cho khách và đã kê khai

Hoá đơn viết sai là hoá đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường.

Vì vậy trong quá trình làm kế toán, nếu các bạn phát hiện ra hoá đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau:

Trường hợp 1: Sai số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế, tổng thanh toán.

Bên bán thực hiện như sau:

–  Lập biên bản xác nhận sai sót:  Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Lập 2 bản ký, đóng dấu –  mỗi bên giữ 1 bản.

–  Bên bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót:

Đây là những sai sót về giá trị các bạn có thể ghi sai cao hơn hoặc thấp hơn so với quy định hoặc thoả thuận của các bên.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

+ Nếu sai cao hơn: Các bạn phải lập hoá đơn điều chỉnh giảm.

+ Nếu sai thấp hơn: Các bạn phải lập hoá đơn điều chỉnh tăng.

Khi lập hoá đơn điều chỉnh thì:  Ngày trên hoá đơn điều chỉnh là ngày hiện tại  (Ngày lập biên bản điều chỉnh hoá đơn).

(Hoá đơn các bạn viết sai cái gì thì các bạn điều chỉnh cái đó)

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)

Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, doanh số thuế đầu ra, đầu vào, và kỳ lập hoá đơn điều chỉnh.

+ Bên bán: lập hoá đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hoá – dịch vụ bán ra.

+ Bên mua: nhận hoá đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào.

Chú ý: 

  • Với hoá đơn điều chỉnh giảm không được ghi dấu âm trên hoá đơn.  Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu (-) đằng trước giá trị.
  • Với hoá đơn điều chỉnh tăng thì các bạn kê khai như hoá đơn bình thường vào bảng kê PL01-1/GTGT hoặc PL02-2/GTGT của tờ khai của kỳ hiện tại.

Trường hợp 2: Hoá đơn viết sai: ngày tháng, tên hàng hoá, ĐVT, mã số thuế, số tiền viết bằng chữ

Tiến hành lập biên bản điều chỉnh hoá đơn (2 bản – mỗi bên giữ 1 bản)

– Bên bán lập hoá đơn điều chỉnh cho phần sai sót

+ Ngày lập hoá đơn: là ngày lập biên bản điều chỉnh

+ Viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế của bên mua

+ Tại tiêu thức: ” Tên hàng hoá, dịch vụ” , các bạn ghi điều chỉnh  (sai cái gì điều chỉnh cái đó) … ghi tại hoá đơn số …. ký hiệu … ngày…… tháng…. năm….

 + Các tiêu thức còn lại các bạn gạch chéo.

Vì đây là những sai sót không ảnh hưởng đến tiền nên hoá đơn nên hoá đơn đièu chỉnh này bên bán và bên mua không phải kê khai thuế. Hoá đơn điều chỉnh và biên bản điều chỉnh sẽ được kẹp cùng với hoá đơn và hoá đơn viết sai trước đó.

Trường hợp 3: Hoá đơn viết sai tên công ty, địa chỉ nhưng đúng mã số thuế

 – Trường hợp hoá đơn đã lập có sai sót vềề tên và địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hoá đơn điều chỉnh.

Biên bản điều chỉnh được lập thành 2 bản, ký đóng dấu, mỗi bên giữ 1 bản, kẹp cùng với hoá đơn đã viết sai trước đó để giải trình với cơ quan thuế.

Đây là hướng dẫn mới đáng chú ý tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC  ban hành ngày 27/02/2015 nhưng có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 , hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Còn trước đây các công văn đều hướng dẫn trường hợp này là phải lập cả hoá đơn điều chỉnh.

——–

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!