Bạn đang có 1 công việc tạm coi là ổn định thì nhận được lời mời làm việc tại một công ty khác. Lời mời cũng khá hấp dẫn khi lương cao hơn, quy mô công ty lớn hơn, nhiều cơ hội hơn, học hỏi được nhiều hơn… Điều này hẳn khiến bạn băn khoăn khá nhiều với quyết định có nên nhảy việc không. Hãy bình tĩnh và suy xét những điều sau đây trước khi bạn đưa ra quyết định nhé:
Xem nhanh
Chúng ta hay nhầm tưởng mức lương là mức thu nhập. Mọi quyết định nhảy việc bị ảnh hưởng khá nhiều bởi mức lương. Tuy nhiên chính vì nguyên nhân này mà rất nhiều người mắc phải sai lầm khi quyết định nhảy việc.
Nói các khác, theo ngôn ngữ kế toán thì Mức lương là Doanh thu. Mức thu nhập là Lợi nhuận.
Mức thu nhập = Mức lương – Chi phí
Nếu chỉ nhìn vào doanh thu mà không nhìn thấy chi phí, bạn sẽ dễ dàng đánh giá sai kết quả lợi nhuận. Do đó để phân biệt các công việc, chúng ta cần phải xác định đủ 2 tiêu chí: Mức lương và Chi phí làm việc.
Để giúp bạn hình dung vấn đề này, chúng ta hãy xét ví dụ sau:
Lan đang làm kế toán tại công ty của 1 người quen. Mức lương hiện tại của Lan là 8 triệu. Công ty gần nhà nên không tốn tiền cho việc đi lại. Hàng tháng công ty trợ cấp tiền ăn là 20.000 đ/bữa. Thực tế mỗi ngày Lan không tốn tiền ăn do có thể về nhà ăn cơm buổi trưa. Lan nhận được 1 lời mời làm việc tại 1 công ty khác với mức lương là 10 triệu, đã bao gồm tiền ăn. Suất ăn của công ty là 30.000 đ/bữa. Nhưng công ty ở khá xa nên phải đi làm bằng xe bus. Tiền đi lại là 20.000 đ/ngày. Hãy giúp Lan đánh giá mức thu nhập giữa 2 công ty. Giả thiết các yếu tố khác là ngang bằng. Số ngày làm việc 1 tháng trung bình là 24 ngày.
Hướng dẫn: Lập bảng phân tích 2 phương án và xác định mức chênh lệch thu nhập như sau:
Như vậy nếu chỉ xét mức lương, chúng ta có thể nghĩ rằng chênh lệch tới 2 triệu. Nhưng thực tế khi xét Mức thu nhập (lợi nhuận) thì chênh lệch giữa 2 phương án chỉ còn 200.000đ. Như vậy nếu như cân nhắc kỹ thì việc ra quyết định dựa theo mức chênh lệch sẽ chính xác hơn nhiều so với quyết định dựa trên chênh lệch mức lương.
Với những người đã có kinh nghiệm, đã va chạm với một vài môi trường làm việc thì họ thường cho rằng môi trường làm việc mới là thứ quyết định tới việc đi hay ở. Môi trường đôi khi còn quan trọng hơn cả mức thu nhập. Bởi thu nhập là cái nhìn thấy được, đo được 1 cách rõ ràng, nhưng yếu tố môi trường thì vô hình và rất biến động. Yếu tố này thường chỉ nên cân nhắc khi bạn đã hiểu về áp lực công việc, về kinh nghiệm làm việc. Bởi nếu không thì rất dễ khiến bạn nhìn nhận sai các yếu tố này.
Môi trường quan trọng khi bạn nhìn nhận được khả năng của bản thân. Bạn biết đâu là nơi phù hợp, môi trường thế nào là tốt với bạn.
Có những môi trường tạo áp lực, sẽ phù hợp với người thích áp lực, thích thử thách bản thân. Nhưng môi trường đó lại không phù hợp với những ai ngại va chạm, thích công việc đơn giản.
Có môi trường đòi hỏi lao động tay chân nhiều, phù hợp với người có sức khỏe tốt. Nhưng môi trường này lại không hợp với ai quen lao động trí óc. Việc tiêu hao thể lực khác nhiều so với tiêu hao năng lực trí óc.
Khi đánh giá môi trường làm việc, bạn nên nhìn nhận khách quan để nhận ra ưu điểm, nhược điểm của từng loại môi trường. Dựa vào đó để tham chiếu với các năng lực và mong muốn của bản thân để lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ:
Môi trường áp lực cao:
Áp lực cao có thể không khiến bạn tăng chi phí trực tiếp, nhưng nó lại là chi phí gián tiếp. Bạn phải trích tiền lương ra để bù đắp cho những sai sót của mình, bạn phải tiêu tiền nhiều hơn để nạp năng lượng, giúp phục hồi nhanh hơn để tiếp tục đương đầu với áp lực.
Do đó việc lựa chọn tiêu chí môi trường làm việc đòi hỏi bạn phải cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có cả những chi phí vô hình, gián tiếp. Nếu không đủ khả năng nhìn nhận những điều này thì chính bạn sẽ là người phải trả giá cho quyết định đó.
Đây là yếu tố mang tính con người. Có thể xếp vào nhóm môi trường làm việc. Nhưng các yếu tố này không phải tác động tới sức khỏe, túi tiền của bạn mà tác động tới tâm lý làm việc của bạn.
Trong công việc thì tâm lý, thái độ làm việc ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng, hiệu quả công việc. Tâm lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Sản phẩm tốt tạo ra doanh thu cho bạn (mức lương, tăng lương, thưởng…). Sản phẩm tồi sẽ khiến bạn phải bù đắp bằng chi phí (phạt, cắt thưởng, chậm tăng lương…). Việc này không phải tác động trực tiếp mà thường theo 1 quá trình, 1 thời gian mới đánh giá được.
Do đó việc tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, với người quản lý trực tiếp, với sếp chiếm vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính chủ động khi xây dựng môi trường làm việc. Tuy nhiên việc này không phải dễ dàng và nhanh chóng. Phải mất thời gian khá dài để bạn hòa đồng, hòa nhập vào môi trường mới. Do đó thường các công việc hay đòi hỏi từ 1 đến 3 tháng thử việc. Thời gian thử việc chính là để xem bạn có quen với công việc, có hợp tác tốt với các đồng nghiệp khác không. Khi quyết định nhảy việc, bạn đồng thời phải xác định tạo dựng lại yếu tố này từ số 0. Trong khi ở công ty cũ thì bạn đã có sẵn điều này rồi.
Với những người ngại va chạm, khả năng giao tiếp không tốt thì hết sức lưu ý vấn đề này, bởi dù mức thu nhập hấp dẫn, dù môi trường tốt nhưng những đồng nghiệp, đặc biệt là sếp mới lại không ưa bạn thì chẳng mấy chốc những yếu tố kia sẽ trở về con số 0.
Khi không xét tới các yếu tố bên ngoài, chúng ta hãy nhìn nhận vào chính năng lực và bản lĩnh của mình. Bạn có sẵn sàng có việc thay đổi? Bạn có dám đương đầu với những khó khăn ở phía trước? Bạn có đủ dũng cảm rời bỏ nơi bạn từng gắn bó? Rất nhiều câu hỏi cần đặt ra để kiểm chứng năng lực cũng như bản lĩnh của bạn. Bởi nếu bạn còn do dự thì chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng cho sự thay đổi đó.
Đừng nghĩ rằng đợi đến khi tới 1 môi trường mới, có nhiều cơ hội thì chúng ta mới cần học, cần nâng cao năng lực. Đừng tự hài lòng với chính mình. Bởi bất kỳ công việc nào cũng vậy, khi bạn đang làm việc thì những người khác cũng làm việc. Chỉ cần bạn dừng lại thì những người khác đang đuổi theo, sẵn sàng vượt qua bạn bất kỳ lúc nào. Và đến khi “Cơ hội” vụt qua trước mặt, bạn lại chưa sẵn sàng nắm bắt lấy nó, để rồi lại trăn trở, hoài nghi về chính mình.
Các yếu tố thu nhập, môi trường, đồng nghiệp đều có thể dễ dàng bù đắp nếu như bạn có năng lực và bản lĩnh. Bạn có nhiều kiến thức, làm việc tốt thì chắc chắn thu nhập cao. Bạn có bản lĩnh thì sẽ không ngại bất cứ môi trường nào, miễn là nó tốt cho bạn. Bạn chủ động thì việc tạo dựng mối quan hệ cũng trở nên rất dễ dàng.
Nếu bạn còn thấy mình yếu kém về năng lực, hãy thử học thêm 1 khóa học, chẳng hạn như Kế toán tổng hợp Online từ Học Excel Online. Một khóa học thực tế và giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc kế toán tổng hợp. Đây là chìa khóa để bạn hiểu rõ về công việc kế toán cũng như tạo ra các hướng phát triển nghề nghiệp rất có ích trong tương lai.
Link đăng ký ở đây, hãy tham gia ngay để nhận được nhiều ưu đãi: