Hướng dẫn về những thay đổi trong chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2018

Kể từ năm 2018 có sự thay đổi rất lớn trong chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Áp dụng từ ngày 01/01/2018 có tới 7 thay đổi lớn như sau:

1.Tăng mức lương tối thiểu vùng

  • Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định trước đó là 3.750.000 đồng/tháng).
  • Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng so với quy định trước đó là 3.320.000 đồng/tháng).
  • Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng (tăng 190.000 đồng so với quy định trước đó là 2.900.000 đồng/tháng).
  • Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định trước đó là 2.580.000 đồng/tháng).

Như vậy với mức lương tối thiểu mới này, việc xây dựng quy chế về tiền lương trong doanh nghiệp sẽ phải thay đổi tương ứng. Đặc biệt cần lưu ý với những công ty ở vùng I đang áp dụng theo mức lương tối thiểu ở sát mức 4 triệu đồng/tháng.

2. Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH

Bao gồm những nội dung sau:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; (Điều này đồng nghĩa với lao động thời vụ dưới 3 tháng vẫn có thể nằm trong diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể hơn là nếu có hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ đủ 1 tháng đến 3 tháng bắt buộc phải tham gia BHXH. Tuy nhiên các bước tham gia như thế nào thì cần căn cứ theo hướng dẫn mới của cơ quan BHXH Việt Nam, vì đây là nội dung mới, trước kia chưa thực hiện)
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. (Trước đây chỉ có yêu cầu về tham gia BHYT, hiện nay tham gia BHXH bắt buộc. Chú ý điều này khi áp dụng trong doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài)

3. Tăng tiền lương tháng đóng BHXH

Bao gồm các khoản thu nhập:

1. Mức lương

2. Phụ cấp lương

Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự.

3. Các khoản chế độ và phúc lợi khác

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động,
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca (tiền ăn trưa, ăn ca)
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

4. Kéo dài thời gian tính mức lương hưu hằng tháng

Đối với nam: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2018), 17 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2019), 18 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2020), 19 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2021), 20 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

Đối với nữ: Mức lương hưu hằng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

Mức tối đa = 75%.

5. Sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt đến 3 năm tù.

Cụ thể, sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm,.

Nếu sa thải trái pháp luật, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau, có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: Đối với 2 người trở lên; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác

6. Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân

Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 6 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.

Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm:

  • Phạm tội 2 lần trở lên;
  • Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.

Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 1 đến 3 tỷ đồng;

7. Vi phạm quy định về sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi có thể bị phạt đến 12 năm tù

Người nào sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 7 năm:

  • Phạm tội 2 lần trở lên;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm: Làm chết 2 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.

—–

Như vậy với những thay đổi mới được áp dụng từ năm 2018, chúng ta phải hết sức chú ý khi làm công tác BHXH tại đơn vị, bởi việc tính đóng BHXH đã tăng phần chi phí phải đóng, tăng quy định về trách nhiệm tính đóng, nghĩa vụ đóng, đối tượng đóng. Khi đó chi phí BHXH trong đơn vị sẽ tăng lên, khối lượng công việc nhiều hơn. Yêu cầu của người làm BHXH là phải tính đúng, đủ, đóng kịp thời, không được gian lận, trốn tránh.

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!