Hướng dẫn cách lập bảng lương theo phương pháp 3P trên Excel

Để đánh giá toàn bộ nội dung của phương pháp 3P thật sự rất khó để diễn tả hết trên phạm vi 1 bài viết. Bởi mỗi doanh nghiệp lại có những tiêu chí riêng, cơ cấu tổ chức khác nhau, cách tính cũng khác nhau. Do đó trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn ở mức cơ bản để các bạn có thể tìm hiểu những kiến thức khái quát nhất của 1 dạng bảng lương theo phương pháp 3P trên Excel

Nếu bạn chưa rõ phương pháp 3P là thế nào thì có thể xem lại bài viết:

Hướng dẫn cách xác định cơ chế tính lương theo phương pháp 3P

Xây dựng cấu trúc chung cho bảng lương

Bảng lương dù theo phương pháp nào thì mục đích cuối cùng vẫn là tính ra số tiền lương, các khoản phải trích theo lương, tổng thu nhập, số tiền thực lĩnh của mỗi nhân viên. Do đó chúng ta sẽ bắt đầu từ cấu trúc chung của 1 bảng lương như sau:

Cấu trúc này bao gồm:

  • Phần thông tin đơn vị tại góc trên bên trái của bảng (2 dòng A1, A2)
  • Tên bảng lương và các thông tin về tháng tính lương
  • Phần Info: Là thông tin về nhân viên. Nội dung này cần chú ý tiêu chí mã nhân viên. Có mã nhân viên để phân biệt các nhân viên trùng tên. Có thể dùng mã nhân viên hoặc số Hợp đồng lao động của mỗi nhân viên (đảm bảo nguyên tắc không trùng). Dó sẽ là căn cứ để xác định thông tin liên quan tới mỗi nhân viên.
  • P1-P2-P3: Mỗi tiêu chí P1, P2, P3 có thể có nhiều nội dung chi tiết, do đó chúng ta sẽ đặt cho mỗi tiêu chí vài cột để có thể làm tiếp ở các bước sau.
  • Tổng thu nhập: là tổng của P1+P2+P3
  • Các khoản trích theo lương: Bảo hiểm và kinh phí công đoàn. Nên tách riêng từng chỉ tiêu này để tính cho dễ, tránh nhầm lẫn. Căn cứ để tính là luật Bảo hiểm xã hội
  • Thuế TNCN: Căn cứ luật thuế Thu nhập cá nhân để tính.
  • Thực lĩnh: là số tiền còn lại sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, thuế phải nộp (hoặc trừ thêm phần số đã tạm ứng lương trong tháng đó – nếu có)

Điểm khác biệt là trong dạng bảng này chúng ta phân loại các tiêu chí P1, P2, P3 để đánh giá theo từng tiêu chí trên bảng lương.

Mục đích:

Tại sao lại cần tách ra 3 phần này mà không lồng ghép lại với nhau? Bởi khi phân rõ từng tiêu chí thì chúng ta có thể biết trong thời điểm hiện tại đang đánh giá trên tiêu chí nào. Việc phân loại và thêm / bớt các tiêu chí phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp, vào thị trường lao động, vào biến động về nhân sự… Khi đó chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với những biến động đó.

Tiêu chí P1 – Vị trí làm việc trên bảng lương 3P

Trên tiêu chí này việc xác định bộ phận/chức vụ làm việc rất quan trọng. Từ đó sẽ giúp chúng ta xác định được các nội dung còn lại: Mức lương cơ bản cho bộ phận, chức vụ; mức phụ cấp cho vị trí làm việc (tùy theo đặc điểm đơn vị mà có những nội dung khác nhau)

Bộ phận, chức vụ được xác định trong bảng danh sách nhân viên

Để có thể tham chiếu các thông tin về Bộ phận, chức vụ theo từng mã nhân viên thì chúng ta sử dụng hàm VLOOKUP

Tham khảo: Những hàm nào thường sử dụng để lập bảng lương trên Excel?

Tiêu chí P2 – Năng lực cá nhân trên bảng lương 3P

Một số tiêu chí tính lương dựa trên năng lực cá nhân:

  • Lương thời gian: dựa trên số công làm việc từ bảng chấm công. Lương thời gian phản ánh sự cống hiến về thời gian và năng lực của mỗi nhân viên.
  • Phụ cấp mang tính cá nhân: một số nội dung như chuyên cần, thâm niên, bằng cấp để giúp nâng cao tinh thần làm việc, khuyến khích nhân sự nâng cao năng lực, gắn bó với đơn vị…

Trong đó quan trọng là lương thời gian cần được xác định dựa theo bảng chấm công. Để biết cách xác định lương thời gian các bạn có thể tham khảo bài viết:

Những hàm nào thường sử dụng để lập bảng lương trên Excel?

Cách tính phụ cấp thâm niên trên Excel

Tiêu chí P3 – Hiệu quả công việc trên bảng lương 3P

Một số tiêu chí thường sử dụng để đánh giá chỉ tiêu P3

  • Doanh số: tổng hợp từ báo cáo doanh thu của nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh lên bảng lương
  • Thưởng doanh số: Căn cứ vào mức doanh số để tính thưởng doanh số dựa vào bảng xác định các mức thưởng
  • KPIs: tùy theo đơn vị có xây dựng quy định và cách tính KPIs để đánh giá tỷ lệ thực hiện KPIs của nhân sự. Dựa theo mức tỷ lệ hoàn thành KPIs mà đánh giá thưởng, phạt tương ứng.

Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác nữa mà bạn có thể học được trong khóa học: HCNS101-Trọn bộ kỹ năng Hành chính nhân sự. Đây là khóa học rất hữu ích và giúp bạn nắm bắt được đầy đủ kiến thức, xây dựng những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Chi tiết xem tại: