Việc ghi nhớ nhanh hệ thống tài khoản kế toán sẽ giúp ích cho anh, chị rất nhiều trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Xem nhanh
NHỚ NHANH DỰA VÀO PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN
Để nhớ nhanh các tài khoản bạn cần dựa vào loại của tài khoản đó
Loại tài khoản đầu 1 – Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn” VD : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, Công cụ dụng cụ
Loại tài khoản đầu 2 – Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn” VD : Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước
Loại tài khoản đầu 3 – Là loại tài khoản “Nợ phải trả” VD: Phải trả người bán, Các khoản thuế phải nộp, Phải trả người lao động, phải trả khác, vay nợ thuê tài chính
Loại tài khoản đầu 4 – Là loại tài khoản “Vốn chủ sở hữu” VD: Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Loại tài khoản đầu 5 – Là loại tài khoản “Doanh thu” VD: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; Doanh thu bán thành phẩm
Loại tài khoản đầu 6 – Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh” VD : Chi phí mua hàng; Chi phí sản xuất; Chi phí giá vốn; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý Doanh nghiệp (Thông tư 133 và Thông tư 200 khác biệt chủ yếu ở Loại tài khoản này. Thông tư 200 quy định chi tiết từng loại Tài khoản chi phí)
Loại tài khoản đầu 7 – Là loại tài khoản “Thu nhập khác” VD : Thu nhập khác gồm: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Khoản tiền phạt thu được; Các khoản cho biếu, tặng mà DN nhận được
Loại tài khoản đầu 8 – Là loại tài khoản “Chi phí khác” VD: Chi phí thuế TNDN phải nộp; Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính
Loại tài khoản đầu 9 – Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” Cuối kỳ sẽ Tập hợp toàn bộ CP và DT vào TK này
Như vậy, có thể kết luận như sau :
Khi nói đến Tiền, Hàng hóa, Phải thu và Tải sản thì nhớ đến TK đầu 1
Khi nói đến tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước thì nhớ đến TK đầu 2
Khi nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3
Khi nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.
Khi nói đến Doanh thu và Thu nhập khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7
Khi nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.
Khi nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.
GHI NHỚ NHANH CÁCH ĐỊNH KHOẢN TÀI KHOẢN
Dựa vào tính chất biến động số phát sinh của từng loại tài khoản. Bạn có thể dễ dàng nhớ được khi nào thì hạch toán Nợ?, Khi nào thì hạch toán có?. Bạn xem sơ đồ sau :
Anh chị căn cứ vào mũi tên nằm ở phía bên Nợ hay bên có và Mũi tên chĩa lên trên hay xuống dưới. Anh chị rút ra được kết luận như sau :
Tài khoản đầu 1,2,6,8 có cách định khoản như Tài sản : Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên có
Tài khoản đầu 3,4,5,7 có cách định khoản như Nguồn vốn : Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ
Riêng đối với tài khoản 911 chỉ có nhiệm vụ khử số dư của các tài khoản từ đầu 5 tới đầu 8 ở cuối kỳ. Tức là tất cả các tài khoản từ đầu 5 tới đầu 9 cuối kỳ đều không có số dư.
Bài viết trên đã giúp anh chị một mẹo để nhớ nhanh các tài khoản, và cách hạch toán nợ, có ứng với mỗi loại tài khoản sẽ như thế nào. Ở các bài tiếp theo tôi sẽ đi chi tiết vào các loại tài khoản từ loại 1 cho tới loại 9.
Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:
Để tìm hiểu sâu hơn về kế toán, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ Kế toán Thuế. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế. Thông tin chi tiết xem tại: