Nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu

Hiện nay việc bán hàng ra nước ngoài là điều khá phố biến. Trong bài viết này Hocexcel.online sẽ hướng dẫn bạn quy trình nghiệp vụ và cách hạch toán kế toán bán hàng xuất khẩu. Nội dung cụ thể như sau:

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện của nghiệp vụ kế toán bán hàng theo báo giá được thể hiện qua sơ đồ sau:

  • Nhân viên kinh doanh ký kết hợp đồng bán hàng xuất khẩu với khách hàng
  • Đặt chỗ trên tàu để xếp và chuyển hàng
  • Phát hành chứng từ xuất khẩu: Hợp đồng, Hóa đơn, Tờ khai, Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ
  • Khi hàng ra đến cảng, sẽ được làm thủ tục để thông quan
  • Khi hàng bắt đầu rời cản, bộ chứng từ cũng sẽ được gửi tới cho khách hàng.
  • Nhân viên kinh doanh thông báo cho khách hàng để theo dõi và nhận hàng
  • Yêu cầu khách hàng thanh toán sau khi đã nhận hàng

Căn cứ vào quy trình này chúng ta sẽ thực hiện hạch toán trên sổ sách, phần mềm như sau:

Cách hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu

Nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu cần phải ghi nhận doanh thu, thuế xuất khẩu và ghi nhận giá vốn, nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước. Cách hạch toán cụ thể như sau:

1. Ghi nhận doanh thu bán hàng, thuế xuất khẩu

•Trường hợp 1: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK)

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

•Trường hợp 2: Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh
hạch toán doanh thu

Nợ TK 111, 112 131… Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Xác định số thuế xuất khẩu phải nộp

Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu

2. Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156…

3. Khi nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước

Nợ TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112…

Để giúp các bạn hiểu rõ bút toán này trong thực tế như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ dưới đây:

Ví dụ : 

Ngày 3/5/17, hoàn thành thủ tục Hải quan Công ty A xuất khẩu Than Đá cho công ty B trị giá 5.000 USD chưa có thuế xuất khẩu 10%. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty A mở tài khoản ngày 3/5/17 là 22.000 VNĐ/USD, tỷ giá trên tờ khai Hải Quan là 22.050 VNĐ/USD. Đến ngày 12/5/17, công ty B mới thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty A. Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi công ty A mở tài khoản ngày 12/5/17 là 21.000 VNĐ/USD.

Với số liệu trên, kế toán tại công ty A hạch toán như sau:

  • Ngày 3/5/17, phản ánh doanh thu và thuế xuất khẩu, ghi

Nợ TK 131 (công ty B): 5.500 USD x 22.000 VNĐ/USD = 121.000.000 VNĐ

Nợ TK 635: (110.000.000+11.050.000-121.000.000) = 25.000 VNĐ

Có TK 511: 5.000 USD x 22.000 VNĐ/USD = 110.000.000 VNĐ

Có TK 3333 (chi tiết thuế xuất khẩu): 5.000 USD x 22.050 VNĐ/USD = 11.025.000 VNĐ

  • Ngày 12/5/17, công ty B thanh toán tiền bằng chuyển khoản, ghi:

Nợ TK 112(1122): 5.500 USD x 21.000 VNĐ/USD = 115.500.000 VNĐ

Nợ TK 635: (121.000.000 – 115.500.000) = 5.500.000 VNĐ

Có TK 131 (công ty B): 5.500 USD x 22.000 VNĐ/USD = 121.000.000 VNĐ.

Để tìm hiểu sâu hơn về cách ghi sổ nghiệp vụ trên trong sổ Nhật ký chung như thế nào, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ Kế toán Thuế. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế. Thông tin chi tiết xem tại: