Mẹo nhớ nhanh cách định khoản các nghiệp vụ kế toán

Định khoản kế toán là cách xác định ghi chép số tiền của các Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào bên Nợ và bên Có của các tài khoản kế toán liên quan.

Trong bài viết này, Học Excel Online sẽ giới thiệu các bạn cách để dễ hiểu và nhớ nhanh cách định khoản các nghiệp vụ kế toán. Một trong những cách để nhớ nhanh cách định khoản kế toán là sử dụng sơ đồ chữ T.

Để định khoản một nghiệp vụ kế toán, chúng ta cần xác định 02 yếu tố:
– Đây là tài khoản loại nào?
– Tài khoản biến động tăng hay giảm?

Đối với các tài khoản Tài sản và Chi phí (tài khoản đầu 1, 2, 6, 8):

  • Phát sinh tăng: Ghi bên Nợ
  • Phát sinh giảm: Ghi bên Có

Đối với các tài khoản Nguồn vốn và Doanh thu (tài khoản đầu 3, 4, 5, 7):

  • Phát sinh tăng: Ghi bên Có
  • Phát sinh giảm: Ghi bên Nợ

Như vậy, bạn có thể thấy, chúng ta có hai nhóm tài khoản định khoản khác nhau. Để nhớ cách định khoản từng loại tài khoản kế toán, bạn có thể chia thành hai phần:

  • Một phần: vẽ chữ T với bên Nợ là phát sinh tăng, bên Có là phát sinh giảm.
    Phần này sẽ có 02 loại tài khoản: Tài sản và Chi phí
  • Một phần: vẽ chữ T với bên Nợ là phát sinh giảm, bên Có là phát sinh tăng.
    Phần này sẽ có 02 loại tài khoản: Nguồn vốn và Doanh thu

Đối với tài khoản 911

Bạn lưu ý, tài khoản 911 là tài khoản để đưa các tài khoản Doanh thu và Chi phí căn bằng hai bên Nợ – Có. Vì vậy, cách định khoản tài khoản 911 phụ thuộc vào các tài khoản Doanh thu và Chi phí đã phát sinh.

Ví dụ: Khi Doanh thu tăng, ghi Có của tài khoản Doanh thu thì cũng đồng thời ghi Nợ của tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Khi xác định ở

Lưu ý

– Các tài khoản Tài sản và Nguồn vốn (các tài khoản đầu 1, 2, 3, 4) mới có số dư đầu kỳ.
Các tài khoản Doanh thu, Chi phí và xác định kết quả kinh doanh (các tài khoản đầu 5, 6, 7, 8, 9) không có số dư đầu kỳ, tức phát sinh tăng trong kỳ luôn bằng phát sinh giảm trong kỳ.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Hình ảnh minh họa về Cách định khoản từng loại kế toán:

(Ghi chú: Mũi tên đi lên phản ánh phát sinh tăng, mũi tên đi xuống phản ánh phát sinh giảm)

Bạn có thể tham khảo bài viết về Định khoản kế toán tại blog.hocexcel.online để bổ trợ thêm kiến thức về phần này.

——

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!