Thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng cho những doanh nghiệp lớn. Đây là thông tư được thay thế cho Quyết định 15/2006.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế, được quy định tại điều 31 Thông tư 200:
Xem nhanh
a) Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiện có của hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế. Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.
b) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm lưu giữ tại Kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên liệu, vật tư dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó.
c) Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để phản ánh số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật tư và hàng hoá theo từng lần nhập, xuất kho.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập Kho bảo thuế trong kỳ.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá xuất Kho bảo thuế trong kỳ.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho bảo thuế.
Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế không có tài khoản cấp 2.
a) Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, hoặc gia công hàng xuất khẩu nếu được đưa vào Kho bảo thuế thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
b) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu ở Kho bảo thuế ra để sản xuất sản phẩm, hoặc gia công hàng xuất khẩu, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 158 – Hàng hoá kho bảo thuế.
c) Khi xuất kho thành phẩm hoặc hàng hoá xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu đưa vào Kho bảo thuế (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 158 – Hàng hoá kho bảo thuế
Có các TK 156, 155, …
d) Khi xuất khẩu hàng hoá của Kho bảo thuế (nếu có):
– Phản ánh giá vốn của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
– Phản ánh doanh thu của hàng hoá xuất khẩu thuộc Kho bảo thuế, kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
đ) Nếu tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn tỷ lệ được bảo thuế tại doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có) cho phần chênh lệch giữa số lượng sản phẩm phải xuất khẩu và số lượng sản phẩm thực tế xuất khẩu doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có):
– Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333).
– Khi xác định thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
– Khi thực nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333, 33312)
Có các TK 111, 112, ….
e) Trường hợp doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép bán hàng hoá thuộc Kho bảo thuế tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định.
– Khi được phép sử dụng hàng hoá thuộc Kho bảo thuế, doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất hàng hoá ra khỏi Kho bảo thuế, nhập lại kho sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp và nộp thuế đối với số hàng hoá này, kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 155, 156
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
– Khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 155, 156
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333).
– Khi xác định thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 155, 156 (nếu không được khấu trừ)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
– Khi thực nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312, 3333)
Có các TK 111, 112, ….
g) Trường hợp xuất bán hàng hoá lưu giữ tại kho bảo thuế tại thị trường nội địa:
– Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá Kho bảo thuế xuất bán, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
Đồng thời, kế toán phải xác định và ghi nhận số thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu của số sản phẩm, hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu này.
– Phản ánh doanh thu của số hàng hoá kho bảo thuế xuất bán tại thị trường nội địa, kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311).
h) Trường hợp vật liệu, hàng hóa đưa vào Kho bảo thuế, nếu bị hư hỏng, kém mất phẩm chất không đáp ứng yêu cầu xuất khẩu thì phải tái nhập khẩu, hoặc tiêu huỷ:
– Trường hợp tái nhập khẩu, kế toán ghi như sau:
Nợ các TK 155, 156, ….
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
– Đồng thời, phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp của số hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu này, xác định số thuế phải nộp ghi như bút toán (e); Khi thực nộp thuế, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312, 3333)
Có các TK 111, 112, ….
– Trường hợp tái xuất khẩu (trả lại cho người bán), kế toán ghi như sau:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
– Trường hợp tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu lưu giữ tại Kho bảo thuế, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (hàng hoá, nguyên vật liệu bị tiêu huỷ)
Có TK 158 – Hàng hoá Kho bảo thuế.
—
Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!