Sau khi đã tìm hiểu về quy trình xử lý các loại bảo hiểm xã hội, hẳn sẽ có nhiều bạn đọc tinh ý nhận ra Học Excel Online đã không đề cập đến trường hợp của những người nước ngoài lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là một chủ đề dài và không đơn giản, do đó, chung tôi tách riêng ra một bài để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Xem nhanh
Theo nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam,
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:
+ Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
+ Và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Lưu ý:
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm: Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
(Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác nhau và thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì người lao động chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.)
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Điều 17 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp…thì
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cảm ơn quý bạn đọc! Chúc các bạn học vui với Học Excel Online!
Cập nhật ngày 20/02/2019