Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2019

Sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán là thời gian của mùa quyết toán thuế và thuế thu nhập cá nhân được đặc biệt quan tâm và tìm kiếm. Học Excel Online sẽ cung cấp một chuỗi bài ngắn gọn, súc tích để cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng nhất xoay quanh thuế thu nhập cá nhân.

 

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, đối tượng phải nộp thuế TNCN gồm: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Dựa vào đối tượng phải nộp thuế, chúng ta có ba cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương. Đó là:

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Đối với cách (1), ta có công thức tính thu nhập tính thuế như sau:

Với (1), theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản giảm trừ gồm:

 

– Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

– Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm);

– Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;

– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

 

Dựa vào thông tin trên, nếu thu nhập của bạn dưới 9 triệu đồng, thu thập tính thuế của bạn sẽ có kết quả âm. Trong trường hợp đó, bạn không phải đóng thuế. Ví dụ, thu nhập của bạn là 15 triệu đồng, và bạn không có bảo hiểm xã hội, thì phần thu nhập tính thuế sẽ là 6 triệu đồng (15,000,000 – 9,000,000), chứ không phải là toàn bộ 15 triệu đồng. Đây là điểm rất nhiều bạn sinh viên bị nhầm lẫn.

 

Với (2), các khoản thu nhập không chịu thuế được tóm tắt như sau:

Sau khi đã tính được khoản thu nhập tính thuế, các bạn sẽ nhân kết quả này với thuế suất TNCN để biết mình phải nộp bao nhiêu thuế TNCN. Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, rõ ràng như sau:

Đây là ví dụ về cách tính thuế TNCN cách (1):

Sau khi đã tính được thuế TNCN và bảo hiểm bắt buộc, các bạn sẽ dễ dàng tính được thực lĩnh, tức số tiền các bạn sẽ giữ trong ví để tự do chi tiêu.

Các bạn ghi nhớ, khi doanh nghiệp trả cho bạn 1 số tiền nhất định hàng tháng, đó là số tiền đã được doanh nghiệp trừ bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân (trong trường hợp thu nhập tính thuế không âm).

Học Excel Online sẽ cùng các bạn làm một số bài tập cơ bản về tính thuế thu nhập cá nhân  theo cách 1 nhé!

Bài 1:  Tính thuế TNCN của ông Nam dựa trên những điều kiện sau:

  • Thu nhập: 20,000,000 đồng/tháng
  • Không tham gia bảo hiểm (vì đã mua bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm khác)

Chú thích: Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng

Bài 2:  Tính thuế TNCN của ông Quang dựa trên những điều kiện sau:

  • Thu nhập: 30,000,000 đồng/tháng
  • Bảo hiểm bắt buộc: 6,000,000 đồng/tháng

Chú thích: Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); Các khoản bảo hiểm bắt buộc là các khoản không chịu thuế.

Bài 3:  Tính thuế TNCN của ông Hưng dựa trên những điều kiện sau:

  • Thu nhập: 40,000,000 đồng/tháng (đã bao gồm tiền ăn trưa bằng 730,000 đồng/tháng theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp ông Hưng đã ký kết)
  • Có một người phụ thuộc
  • Bảo hiểm bắt buộc: 6,000,000 đồng/tháng

Chú thích: Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm); Các khoản bảo hiểm bắt buộc là các khoản không chịu thuế.

Đối với cách (2), tên gọi là thuế suất 10% và áp dụng với cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập:

Đối với cách (3), thuế suất 20% áp dụng đối với các cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài, công thức như sau:

Lưu ý: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung.

Ví dụ: Tiền lương tháng 3/2019 trả vào tháng 04/2019 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 04/2019.

Những trường hợp nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?

Theo Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau (Học Excel Online sẽ không đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong một bài viết khác. Bài viết này mang tính chất cung cấp thông tin tổng quát cho các bạn)

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
  • Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
  • Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
  • Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Thu nhập từ học bổng
  • Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước.
  • Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
  • Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

  • Đối với cá nhân cư trú
    • Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
      • Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
      • Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
    • Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng.
    • Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
  • Đối với cá nhân không cư trú
    • Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
    • Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.

Mời các bạn đón đọc tiếp bài tiếp theo trong chuỗi bài viết cùng chủ đề : Cách tự quyết toán thuê thu nhập cá nhân năm 2019.

Cảm ơn các bạn đã ủng hộ Học Excel Online! Bài viết tiếp theo sẽ về hình thức xử phạt với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNCN.

Cập nhật: 06/03/2019