Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hàng ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn về chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là thông tư mới nhất đang được áp dụng, thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và thông tư 138/2011/TT-BTC; đồng thời bãi bỏ những quy định trái với thông tư này. Thông tư 133 có hiệu lực cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về tài khoản 335 – Chi phí phải trả, được quy định tại điều 43 của thông tư 133. Nội dung cụ thể như sau:
Xem nhanh
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.
Tài khoản này còn phản ánh cả các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:
b) Kế toán phải phân biệt các khoản chi phí phải trả (hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích) với các khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:
c) Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả, như:
d) Về nguyên tắc, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải được hoàn nhập.
đ) Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
1) Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX)
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (DN hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2) Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (631) (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (Tổng số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 154 (631) (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước)
3) Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, chưa xuất hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ các TK 241, 154 (631), 642
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
4) Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh)
Có các TK 241, 154 (631), 642
5) Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chitrong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (631)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
6) Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (631) (nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334
Có các TK 154 (631) (nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước).
7) Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay tính vào chi phí tài chính)
Nợ TK 154 (631) (lãi vay tính vào chi phí SXKD dở dang)
Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang (Lãi tiền vay được vốn hóa)
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
—
Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!