Hướng dẫn lập bản thuyết minh báo cáo tài chính chính xác nhất năm 2019

Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn hiepduc4898, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: “Em thấy trong bộ báo cáo tài chính, bản thuyết minh báo cáo tài chính là thành phân cuối cùng, rất quan trọng nhưng cũng rất khó lập. Thầy cô có thể hướng dẫn chi tiết em cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính được không ạ? Thêm nữa là em muốn down file excel của bản thuyết minh báo cáo tài chính thì phải download ở đâu ạ?”. Cảm ơn bạn vì câu hỏi chi tiết. Trong bài viết này, HEO sẽ hướng dẫn cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính xác nhất năm 2019, cũng như cung cấp cho bạn đường link để tải file Excel của một bản thuyết minh báo cáo tài chính nhé.

Ví dụ bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 – DN

Mời các bạn ấn vào link trên để tải bản thuyết minh báo cáo tài chính nhé.

Hướng dẫn lập bản thuyết minh báo cáo tài chính

Căn cứ theo CHUẨN MỰC KÊ TOÁN VIỆT NAM SỐ 21, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC,

  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải:

a) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

b) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

c) Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
    • Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
    • Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
    • Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
    • Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
    • Những thông tin khác,gồm:
      • Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
      • Những thông tin phi tài chính.
  • Phần về các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày những điểm sau đây:
    • Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính;
    • Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài chính.
  • Ngoài các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đánh giá được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) bởi vì các cơ sở này là nền tảng để lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cơ sở đánh giá khác nhau để lập báo cáo tài chính, như trường hợp một số tài sản được đánh giá lại theo quy định của nhà nước, thì phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả áp dụng mỗi cơ sở đánh giá đó.
  • Khi quyết định việc trình bày chính sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp cho người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách kế toán doanh nghiệp thường đưa ra gồm:a) Ghi nhận doanh thu;b) Nguyên tắc hợp nhất, kể cả hợp nhất công ty con và công ty liên kết;c) Hợp nhất kinh doanh;

    d) Các liên doanh;

    e) Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình; phân bổ chi phí trả trước và lợi thế thương mại;

    f) Vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác;

    g) Các hợp đồng xây dựng;

    h) Bất động sản đầu tư;

    i) Công cụ tài chính và các khoản đầu tư tài chính;

    j) Hợp đồng thuê tài chính;

    k) Chi phí nghiên cứu và triển khai;

    l) Hàng tồn kho;

    m) Thuế, bao gồm cả thuế hoãn lại;

    n) Các khoản dự phòng;

    o) Chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái;

    p) Xác định lĩnh vực kinh doanh và khu vực hoạt động và cơ sở phân bổ các khoản chi phí giữa các lĩnh vực và khu vực hoạt động;

    q) Xác định các khoản tiền và tương đương tiền;

    r) Các khoản trợ cấp của Chính phủ.

  • Mỗi doanh nghiệp cần xem xét bản chất của các hoạt động và các chính sách của mình mà người sử dụng muốn được trình bày đối với loại hình doanh nghiệp đó. Khi một doanh nghiệp thực hiện những nghiệp vụ quan trọng ở nước ngoài hoặc có những giao dịch quan trọng bằng ngoại tệ, thì những người sử dụng sẽ mong đợi có phần diễn giải về các chính sách kế toán đối với việc ghi nhận các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái và việc dự phòng rủi ro hối đoái. Trong báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày chính sách kế toán được sử dụng để xác định lợi thế thương mại và lợi ích của cổ đông thiểu số.
  • Một chính sách kế toán có thể được coi là quan trọng thậm chí khi các số liệu được trình bày trong các niên độ hiện tại và trước đây không mang tính trọng yếu. Việc diễn giải các chính sách không được quy định trong các chuẩn mực kế toán hiện hành, nhưng được lựa chọn và áp dụng phù hợp với đoạn 12 là rất cần thiết.
  • Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin phản ánh sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu:a) Lãi hoặc lỗ thuần của niên độ;b) Yếu tố thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và tổng số các yếu tố này;

    c) Tác động luỹ kế của những thay đổi trong chính sách kế toán và những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong phần các phương pháp hạch toán quy định trong Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”;

    d) Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;

    e) Số dư của khoản mục lãi, lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu niên độ và cuối niên độ, và những biến động trong niên độ; và

    f) Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự trữ vào đầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.

  • Một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính :a/ Đối với mỗi loại cổ phiếu :(i) Số cổ phiếu được phép phát hành;

    (ii) Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ;

    (iii) Mệnh giá của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệnh giá;

    (iv) Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ;

    (v) Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp;

    (vi) Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ hoặc do các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp nắm giữ; và

    (vii) Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách lựa chọn và các hợp đồng bán hàng, bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền;

    b/ Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu;

    c/ Phần cổ tức đã được đề xuất, hoặc được công bố sau ngày lập Bảng cân đối kế toán nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và

    d/ Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận.

  • Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cấp những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp.

Chúc các bạn học vui với Học Excel Online!

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính giữa niên độ