Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn quynhhuongtee, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: “Trong trường hợp sau khi tạm ứng tiền cho nhân viên, nhưng số tiền thực tế nhân viên phải chi trả nhiều hơn tạm hứng thì kế toán phải hạch toán bằng tài khoản nào ạ? Ngoài ra còn có những trường hợp nào sử dụng tài khoản này để hạch toán nữa ạ?”. Để hạch toán trường hợp này, bạn phải nhớ ngày đến tài khoản 141, tạm ứng. Bài viết này hướng dẫn hạch toán khi nhân viên chi nhiều hơn tiền tạm ứng và giao dịch liên quan đến tài khoản 141 (tạm ứng).
Căn cứ vào điều 22, khoản 3, THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC, một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến tài khoản tạm ứng 141 được hạch toán như sau:
a) Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 141 – Tạm ứng
Có các TK 111, 112, 152,…
b) Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, …
Có TK 141 – Tạm ứng.
c) Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 141 – Tạm ứng.
d) Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627,…
Có TK 111 – Tiền mặt.
:-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-):-)
Chúc các bạn học vui với Học Excel Online!
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết bổ ích về nghiệp vụ kế toán: