Hướng dẫn hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp năm 2019

Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn huongtran98, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: Mong được thầy cô HEO hướng dẫn cách hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp một cách chi tiết nhất. Để giải đáp câu hỏi của bạn, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp.

Trường hợp thanh lý TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh

Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).

Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Trường hợp thanh lý TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm tài sản cố định đã thanh lý:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có)

Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 111, 112 …

Trường hợp thanh lý TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm tài sản cố định nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).

Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có các TK 111, 112,…

Chúc các bạn học vui với Học Excel Online!

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết bổ ích về nghiệp vụ kế toán:

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính năm

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính giữa niên độ