Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn dingdongki2x, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: “Chào thầy cô, em nhận thấy báo cáo lưu chuyển tiền tệ khác nhiều so với cách lập 3 thành phần còn lại trong một bộ báo cáo tài chính. Thầy cô có thể hướng dẫn em chi tiết nhất về cách trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác và chuyên nghiệp nhất không ạ?”. Cảm ơn câu hỏi của bạn. HEO rất mừng vì một bạn sinh viên đã đặt mục tiêu cho mình phải lập báo cáo tài chính một cách chuyện nghiệp nhất. Bài viết này, HEO sẽ tặng một một bản Excel Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để bạn thực hành, cũng như hướng dẫn trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Xem nhanh
Mời quý bạn đọc sử dụng file Excel trong link bên dưới để tài báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Căn cứ theo CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 24, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC,
05. Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
06. Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng đánh giá được ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp. Thông tin này cũng được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt động nêu trên.
07. Một giao dịch đơn lẻ có thể liên quan đến các luồng tiền ở nhiều loại hoạt động khác nhau. Ví dụ, thanh toán một khoản nợ vay bao gồm cả nợ gốc và lãi, trong đó lãi thuộc hoạt động kinh doanh và nợ gốc thuộc hoạt động tài chính.
08. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:
(a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
(b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);
(c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
(d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp…;
(đ) Tiền chi trả lãi vay;
(e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
(g) Tiền thu do được hoàn thuế;
(h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
(i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.
09. Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
10. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:
(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình;
(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác;
(c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;
(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại;
(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
11. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:
(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành;
(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;
(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.
12. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền phát sinh có đặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thích hợp.
13. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các luồng tiền sau đây được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh:
(a) Tiền chi cho vay;
(b) Tiền thu hồi cho vay;
(c) Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(g) Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
(l) Tiền thu vào hoặc chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán;
(m) Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
(n) Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
(o) Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
14. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chi bồi thường bảo hiểm và các khoản tiền thu vào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
15. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.
Chúc các bạn học vui với Học Excel Online!
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề: