Hướng dẫn làm việc với tính hao mòn của tài sản cố định năm 2019

Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn namtran021, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: “Thầy cô có thể cho em biết thế nào là hao mòn tài sản cố định được không ạ? Một kế toán viên phải làm như thế nào để theo dõi được tính hao mòn của tài sản cố định ạ?”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết về tính hao mòn của tài sản cố định.

Hao mòn tài sản cố định là gì?

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. Hao mòn làm giảm giá trị sử dụng của tài sản.

Tính hao mòn tài sản cố định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 điều 13, thông tư 45/2018/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định, nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định như sau:

a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;

b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;

c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;

d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

  1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

  1. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.
  2. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
  3. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

 

Hi vọng câu trả lời này không làm bạn thất vọng. Có thể bạn sẽ tò mò muốn tìm hiểu thêm về chủ đề trích khấu hao tài sản cố định trong bài viết này!

Cảm ơn bạn đã ủng hộ HEO!

Cách trích khấu hao tài sản cố định

Làm quen với báo cáo tài chính