Công việc của một kế toán quản trị là gì và bạn cần có những kỹ năng gì để trở thành một kế toán quản trị? Nhiều người cho rằng kế toán quản trị là một công việc nhàm chán và bạn sẽ vùi đầu vào những con số. Bài viết này sẽ phân tích lộ trình để trở thành kế toán quản trị và những lợi ích bạn có thể có được từ vị trí này.
Các bạn cử nhân sau khi đã học xong rất nhiều môn từ kinh doanh, kinh tế, toán cao cấp, sẽ có rất nhiều định hướng nghề nghiệp. Công việc đó có thể là thuần thống kê như một nhà nghiên cứu, cũng có thể là một nhân viên ngân hàng với cuộc sống tất bật. Nhưng có nhiều bạn đang kiếm tìm một lộ trình làm việc mà họ sẽ có nhiều tiền hơn, làm nhiều công việc khác nhau hơn – một lộ trình có nhiều khích lệ tài chính, đi cùng với sự thăng bằng bền lâu giữa công việc và đời sống cá nhân. Và kế toán quản trị có thể là một đáp án cho sự tìm kiếm này.
Kế toán quản trị bao gồm kế toán, tài chính và quản lý những khía cạnh đi đầu, cần thiết để đẩy mạnh việc kinh doanh. Một kế toán quản trị có rất nhiều nhiệm vụ, từ đưa ra lời khuyên cho các quản lý về những ảnh hưởng tài chính của dự án, phát triển thành chi tiết các chiến lược kinh doanh, cho đến thương lượng một mảnh đất đang được săn đón, thực hiện kế toán nội bộ và giám sát chi tiêu của doanh nghiệp.
Thị trường đang có nhu cầu cao cho kế toán quản trị và đây là một lựa chọn nghề nghiệp đáng để theo đuổi. Công việc này đòi hỏi một bộ kỹ năng không đơn giản. Thứ nhất, bạn phải có khả năng làm việc với toán học rất tốt. Nhưng làm việc tốt với các con số là chưa đủ; bạn còn phải nhìn ra những chi tiết thay đổi trong tập dữ liệu lớn, trong các xu hướng thị trường trong quá khứ để dự đoán và định hướng những quyết định kinh doanh. Kế toán quản trị còn phải “nghĩ lớn”, do đó hiểu biết về kinh doanh toàn cầu – theo dõi tin tức để biết những quyết định kinh doanh, những biến chuyển thành công, những vụ tai tiếng ảnh hưởng đến thị trường như thế nào – là cực kỳ cần thiết.
Bên cạnh kiến thức học thuật và các kỹ năng mềm, bạn còn phải là một người học nhanh và có tính tò mò. Tức là bạn khao khát được biết thêm về những phần khác trong việc kinh doanh. Kế toán quản trị đóng vai trò tối quan trọng trong việc kết nối những mắt xích để theo dõi thay đổi trong ngân sách của những phòng ban khác nhau, trong nhu cầu và kế hoạch của toàn bộ công ty. Để chỉ dẫn nhưng chiến lược, một thái độ chủ động và luôn có kế hoạch trước là rất cần thiết. Các kế toán quản trị đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp xin lời khuyên và chỉ dẫn để đưa ra những quyết định làm việc thật hiệu quả.
Như bất kỳ một vị trí mang tính chất đa ngành, đa nhiệm vụ nào, phần thưởng cho nó là rất đáng kể. Nghiên cứu gần đây từ CIMA cho thấy rằng những sinh viên đạt một phần tiêu chuẩn công việc tại UK kiếm được trung bình 32,944 bảng bao gồm cả thưởng. Mức lương trung bình này lên tới gần 60,000 bảng đối với những kế toán hoàn toàn đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nghề kế toán quản trị có khung giờ làm việc không quá 42 tiếng một tuần, điều này đã được xác nhận bởi các sinh viên và kế toán quản trị Anh Quốc.
Phạm vi quyền hạn của kế toán quản trị bao gồm xác định và quản lý các rủi ro, phân thích phông tin, sử dụng thông tin để dựng kế hoạch, ngân sách cho doanh nghiệp. Đây là một ngành lý tưởng cho những người giỏi ở nhiều lĩnh vực, những người muốn làm một công việc mang tính chất bao quát. Khi được hỏi rằng “Chứng chỉ kế toán quản trị có nâng cao khả năng làm việc ở nhiều mảng khác nhau của doanh nghiệp hay không?”, 74% người hỏi đều trả lời là “có”.
Những sinh viên đang có dự định làm việc trong ngành kế toán quản trị có thể bắt đầu sớm bằng việc đọc nhiều ấn phẩm về giao dịch trong quy mô từ nhỏ tới toàn cầu để có thêm hiểu biết về những thành tựu phát triển đang diễn ra. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, rất quan trọng trong việc chứng minh sự sẵn sàng học và phát triển bản thân. Làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau sẽ dần cho bạn những kỹ năng mà sau này một kế toán quản trị rất cần, như là đọc dữ liệu để giải quyết vấn đề, đưa ra dự đoán và phản ứng nhanh chóng vỡi nhưng thất bại và thành công của công ty.
Trong thời đại mà thế giới liên tục thay đổi, có rất nhiều công việc thậm chí chúng ta còn chưa thể nghĩa ra. Chứng chỉ trong ngành kế toán quản trị có thể sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cánh cửa đến những ngành nghề đầy thử thách, khắc nghiệt nhưng cũng rất xứng đáng.
Bài dịch từ TheGuardian