Hướng dẫn cách đóng bảo hiểm cho cá nhân làm tại nhiều công ty năm 2019

Hẳn các bạn đã biết, căn cứ vào điều 21 của bộ luật lao động năm 2012, luật pháp lao động Việt Nam không cấm cá nhân ký kết hợp đồng lao động với nhiều công ty, tức là bạn có thể đi làm 2 hoặc 3 công ty cùng một lúc. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn sẽ đóng các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân như thế nào nếu bạn ký kết hợp đồng lao động với nhiều hơn một công ty? Học Excel Online hướng dẫn các bạn cách đóng bảo hiểm cho cá nhân làm tại nhiều công ty nhé!

 

Đối với BHXH, BHTN

Các bạn chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, tức là công ty đầu tiên bạn chính thức ký hợp đồng lao động. Các công ty bạn ký hợp đồng lao động sau, các bạn không phải đóng BHXH, BHTN. Tuy nhiên, những công ty này phải thanh toán thêm cho bạn một khoản bằng với khoản BHXH, BHTN mà họ phải đóng cho bạn trong trường hợp bạn chỉ giao kết hợp đồng lao động với một mình công ty đó, hoặc đó là công ty đầu tiên bạn giao kết hợp đồng lao động.

Kết luận này có căn cứ pháp lý như sau:

Theo khoản 4, điều 85, luật BHXH, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên

Theo Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013, trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Theo Khoản 1 Điều 44 Nghị định 44/2013/NĐ-CP, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

“Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

 

Đối với BHYT

Các bạn đóng BHYT  theo hợp đồng lao động có mức lương cao nhất, tức các bạn đóng bảo hiểm này ở công ty trả cho bạn mức lương cao nhất trong các công ty bạn đang ký kết hợp đồng lao động.

Kết luận này được Học Excel Online căn cứ dựa trên:

Theo Khoản 2, Điều 13, Luật BHYT, Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Sau khi đã giải quyết xong các vấn đề về bảo hiểm, các bạn sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào khi các bạn làm ở hai hay nhiều công ty cùng một lúc? Cùng Học Excel Online tìm hiểu qua bài viết này nhé!