Hướng dẫn trích khấu hao tài sản cố định năm 2019

Học Excel Online có nhận được câu hỏi từ bạn hoanghanguyenbavi, một học viên của khóa Kế toán tổng hợp từ A đến Z như sau: “Chào thầy cô! Em thấy khái niệm khấu hao tài sản cố định rất khó hiểu. Em muốn biết khấu hao tài sản cố định nghĩa là gì và nguyên tắc để khấu hao tài sản cố định là gì ạ? Cảm ơn thầy cô!”. Cảm ơn Hoàng Hà, bài viết này HEO sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để làm việc với những vấn đề liên quan đến trích khấu hao tài sản cố định.

Trích khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách hợp lý và có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản. Khấu hao là phương pháp quy đổi tỷ lệ hao mòn ra giá trị tiền tệ. Khấu hao có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ hao mòn thực tế.

Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

Căn cứ vào 2 điều 13, thông tư 45/2018/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định, nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau:

  1. a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp;
  2. b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và thôi trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;
  3. c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Bảng trích khấu hao tài sản cố định

Trong nghiệp vụ kế toán, để theo dõi tính hao mòn của của tài sản, mỗi tháng, kế toán phải theo dõi tình trạng của tài sản cố định và điền vào bảng như sau:

http://bit.ly/2HG9IVB

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Hi vọng bài viết này có ích với các bạn! Các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau cùng chủ đề nhé!

Tìm hiểu đối tượng và chữ ký trên báo cáo tài chính

Lập báo cáo tài chính khi chia tách, sát nhập doanh nghiệp