Hồ sơ liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp

Vấn đề hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài viết này sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ tài sản cố định đầy đủ nhất cho doanh nghiệp.

Xem nhanh

PHẦN 1

# Hồ sơ tài sản cố định trong doanh nghiệp
  • Hóa đơn, chứng từ hình thành
  • Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
  • Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý
  • Thẻ tài sản cố định
  • Dán nhãn thông tin và số thẻ tài sản
  • Tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 1 năm.
  • Đối các khoản đầu tư không ở dạng hình thể vật chất như phần mềm, thương hiệu, quyền sử dụng đất thì hạch toán tài sản cố định vô hình.
1 Tài sản cố định góp vốn
  • Biên bản họp hội đồng quản trị/HĐTV công nhận giá trị góp vốn bằng tài sản, biên bản bàn giao tài sản góp vốn, biên bản góp vốn.
  • Giấy tờ thẩm định giá có xác nhận của Ban giá sở tài chính hoặc công ty thẩm định giá độc lập.
  • Giấy tờ hồ sơ sang tên đổi chủ, lệ phí trước bạ (TSCĐ góp vốn được miễn các loại thuế, kể cả lệ phí trước bạ)
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hình thành trước khi góp vốn. (nếu có).
  • Nếu tài sản là ô tô chở người dưới 9 chỗ có giá trị lớn hơn 1,6 tỷ thì thực hiện khấu hao hạch toán toàn bộ giá trị, tính vào chi phí thuế với giá trị khấu hao tương ứng với 1,6 tỷ.
  • Nếu tài sản cố định không đủ hồ sơ pháp lý thì vẫn theo dõi hạch toán nội bộ, khi quyết toán thuế kế toán loại trừ giá trị khấu hao khỏi chi phí – Chỉ tiêu B4 trên quyết toán thuế.
2 Tài sản cố định mua mới

 

  • Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu
  • Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản
  • Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm
  • Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt nếu có
  • Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty
  • Chứng từ/biên lại nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu)
  • Tập hợp toàn bộ chi phí mua, nhân công lắp đặt, chi phí chuyển giao, thuế gián thu vào nguyên giá tài sản cố định.
  • Trường hợp vay vốn ngân hàng để mua tài sản cố định thì hạch toán chi phí bình thường trong kỳ. Nếu việc mua tài sản có nhiều chứng từ trong nhiều thời gian thì tập hợp vào 241 trước khi chuyển sang 211.
3 Tài sản cố định xây lắp hoàn thành, sửa chữa lớn tài sản cố định
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Dự toán chi phí và tiêu hao
  • Hợp đồng thi công, xây lắp, sửa chữa, gia công (thuê ngoài)
  • Hồ sơ quyết toán, bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu – bàn giao.
  • Tập hợp chi phí do công ty trực tiếp thực hiện về: vật tư, nhân công theo nguyên tắc thực tế phát sinh có hoá đơn tài chính hoặc chứng từ hợp lý – hợp lệ
  • Biên bản nghiệm thu từng phần/toàn phần
  • Biên bản bàn giao tài sản cố định xây lắp, sửa chữa hoàn thành
  • Hoá đơn tài chính cho giá trị thuê gia công, xây lắp hoàn thành
  • Hợp đồng vay vốn và chứng từ trả lãi vay (nếu có)
  • Tập hợp toàn bộ giá trị thuê gia công xây lắp, giá trị phát sinh về vật tư, nhân công do công ty chi trả, chi phí lãi vay, chi phí lắp đặt chạy thử, lệ phí đăng ký quyền sở hữu vào nguyên giá tài sản cố định.
  • Quá trình phát sinh chi phí tập hợp vào tài khoản xây dựng cơ bản dở dang, khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì kết chuyển sang giá trị tài sản.
5 Tài sản cố định thuê tài chính
  • Hợp đồng thuê tài chính
  • Hồ sơ thanh toán lần đầu, tiền gốc và tiền lãi từng kỳ
  • Biên bản bàn giao, đưa vào sử dụng
  • Quản lý hiện vật như tài sản cố định hình thành do mua mới.
  •  Giá trị chưa trả hết theo hợp đồng thuê tài chính phải quản lý hạch toán “nợ thuê tài chính” chi tiết đối tượng
6 Tài sản cố định thuê hoạt động
  • Hợp đồng thuê
  • Hoá đơn tài chính
  • Chứng từ thanh toán
  • Biên bản giao nhận
  • Nếu chi trả định kỳ tháng thì từng tháng tính chi phí thuê vào chi phi hoạt động của bộ phận sử dụng.
  • Nếu chi trả định kỳ nhiều tháng thì phân bổ giá trị tương ứng của tháng vào chi phí hoạt động của bộ phận sử dụng.
7 Tài sản cố định thanh lý, nhượng bán
  • Biên bản họp hội đồng quản trị đồng ý thanh lý tài sản
  • Quyết định của giám đốc về việc thanh lý tài sản cố định
  • Hợp đồng thanh lý nhượng bán tài sản cố định
  • Hoá đơn giá trị gia tăng ghi theo giá bán đàm phán được
  • Chứng từ thanh toán theo hoá đơn
  • Biên bản bàn giao tài sản cho người mua
  • Kết thúc theo dõi thẻ tài sản và hồ sơ tài sản
  • Loại trừ tài sản khỏi danh sách tính khấu hao
  • Giá bán ghi nhận vào thu nhập khác vì mục đích mua tài sản để sử dụng, nay bán thanh lý thì không được hạch toán doanh thu.
  • Các chi phí liên quan đến thanh lý nhượng bán tài sản ghi nhận chi phí khác, không tính vào chi phí hoạt động.
8 Trích khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ, CPTT
  • Căn cứ vào hồ sơ tài sản, kế toán lập bảng tổng hợp và khấu hao tài sản cố định theo mẫu ban hành kèm theo TT200.
  • Căn cứ kết quả tính khấu hao TSCD, phân bổ CCDC, CPTT lập phiếu kế toán ghi nhận chi phí tương ứng của từng khoản mục/bộ phận theo quyết định đưa vào sử dụng và bàn giao cho bộ phận.
  • Tài sản, công cụ dụng cụ, CPTT sử dụng cho bộ phận nào, mục đích gì thì tính chi phí tương ứng vào bộ phận/khoản mục đó.
  • Ở góc độ quản lý tài chính DN, kế toán luôn ghi nhận giá trị tài sản khi phát sinh kể cả trường hợp không có đủ hồ sơ.
  • Không đủ hồ sơ pháp lý thì DN chấp nhận không tính chi phí khấu hao vào chi phí được trừ, nhưng kế toán nội bộ vẫn phải quản lý theo dõi và hạch toán.

PHẦN 2

Tài sản cố định, công cụ, dụng cụ hình thành
Ghi nhận chi phí trả trước hình thành trước khi doanh nghiệp được thành lập Nợ TK 242

Có TK 411/138

–       Biên bản góp vốn

–       Biên bản đánh giá và ghi nhận giá trị vốn góp bằng chi phí trả trước

Các chi phí trả trước do các cá nhân tự chi tiêu phục vụ cho việc cấp phép, hình thành tái sản, hàng hóa của DN sau khi thành lập. Ghi nhận toán bộ giá trị và thuế vào 242.
Ghi nhận CCDC góp vốn của các thành viên sáng lập Nợ TK 153/242

Có TK 411/138

–       Biên bản góp vốn

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

–       Biên bản đánh giá giá trị góp vốn bằng CCDC

–       Biên bản bàn giao

–       Chứng thư giá (nếu có)

Đây là việc góp vốn bằng CCDC mà trước đó thuộc sở hữu cá nhân. HĐQT/HĐTV họp đánh giá giá trị, lập biên bản bàn giao. Nếu nhập kho thì ghi nhận 153, ngược lại ghi nhận 242.
Ghi nhận TSCĐ góp vốn của các thành viên sáng lập Nợ TK 211/213/217

Có TK 411/138

–       Biên bản gips vốn

–       Biên bản đánh giá giá trị vốn góp bằng TSCĐ

–       Biên bản bàn giao

–       Hồ sơ chuyển quyền sở hữu

–       Chứng thư thẩm định giá (nếu có)

Góp vốn bằng tài sản cố định dẫn đến hình thành tài sản, quá trình góp vốn phải xác định tài sản đó trước khi góp là sở hữu của cá nhân nào? Giá trị hiện tại đánh giá bằng bao nhiêu? Nếu TSCĐ cần đăng ký quyền sở hữu thì cần làm thủ tục sang tên đổi chủ (sở hữu)
Mua mới TSCĐ, CCDC nội địa Nợ TK 153/211/213/242

Nợ TK 1332

Có TK 331

Nợ TK 331

Có TK 111/112

–       Hợp đồng, đơn hàng, báo giá được phê duyệt

–       Biên bản bàn giao mua bán

–       Hóa đơn tài chính

–       Chứng từ thanh toán (Phiếu chi/UNC)

Kể cả trường hợp mua thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, kế toán vẫn luôn ghi nhận 331 để theo dõi công nợ cũng như loại bỏ bút toán trùng. Giá mua là cơ sở hình thành nguyên giá tài sản cố định.
Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan đến mua sắm TSCĐ, CCDC Nợ TK 153/211/213/242

Nợ TK 1332

Có TK 331

Nợ TK 331

Có TK 111/112

–       Hợp đồng, đơn hàng, báo giá được phê duyệt

–       Biên bản nghiệm thu dịch vụ

–       Hóa đơn tài chính

–       Chứng từ thanh toán (Phiếu chi/UNC)

Chi phí mua liên quan là các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nghiệm, lắp đặt, nguyên nhiên liệu và nhân công phục vụ cho việc lắp đặt – chạy thử. Tổng hợp toàn bộ giá trị này cho tới khi tài sản sẵn sàng sử dụng để ghi nhận đầy đủ nguyên giá.
Ghi nhận giá trị dịch vụ, chi phí là chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn Nợ TK 242

Nợ TK 133

Có 111/112/331

–       Hợp đồng, báo giá, đơn hàng

–       Hóa đơn, biên bản nghiệm thu công việc liên quan

–       Chứng từ thanh toán (Phiếu chi/UNC – Báo nợ, biên bản nhận nợ)

Trong một số trường hợp đặc biệt, chi phí mua sắm tài sản, công cụ không thể tập hợp vào nguyên giá và trường hợp mua công cụ dụng cụ, chi phí trả trước sử dụng ngay vào DN thì thực hiện theo trình tự này.
Mở LC cho việc nhập khẩu TSCĐ, CCDC Nợ TK 244

Có 112/111/341

–       Phiếu mở LC theo mẫu ngân hàng

–       Phiếu chi + hợp đồng mua ngoại tệ

–       UNC + hợp đồng mua ngoại tệ

–       Hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ + UNC + hợp đồng mua ngoại tệ (nếu vay vốn mở LC)

DN có 3 hình thức thực hiện mở LC phục vụ nhập khấu TSCĐ, CCDC. Nếu DN vay tiền ngân hàng phục vụ cho đơn hàng nhập khẩu thì cần hoàn tất thủ tục vay vốn trước, đồng thời tiền vay đó (vay trung hạn hoặc vay hạn mức) được giải ngân trực tiếp cho LC/TT.
Ghi nhận chi phí thủ tục phát sinh đến nhập khẩu trước khi hàng về tới cảng Nợ TK 241/242

Nợ TK 1332

Có TK 111/112/331

–       Hợp đồng

–       Biên lai

–       Phiếu chi/UNC/Phiếu kế toán

Là các chi phí về phí, lệ phí, giao dịch… phục vụ cho việc mua sắm tài sản cố định, CCDC. (Nếu mua TSCĐ thì ghi nhận 241).
Làm thủ tục hải quan, tính thuế cho đơn hàng nhập khẩu TSCĐ, CCDC –       HS-Code

–       Tờ khai hải quan

–       Biên lai phí

Tra cứu HS-code, áp giá theo tỷ giá liên ngân hàng, tra cứu với biểu thuế XNK, TTĐB, VAT hàng nhập.
Tính và nhận thông báo thuế NK Nợ TK 241/242

Có TK 33332

–       Tờ khai hải quan

–       Thông báo thuế

Cơ quan hải quan sẽ tính thuế cho từng mặt hàng dựa theo giá nhập khẩu áp với tỷ giá liên ngân hàng trên cơ sở tra cứu biểu thuế. Thông thường, cả 3 loại thuế này đều thể hiện trên tờ khai và 1 thông báo thuế, DN căn cứ vào đó lập giấy nộp tiền vào NSNN
Tính và ghi nhận thông báo thuế TTĐB (nếu có) Nợ TK 241/242

Có TK 3332

–       Tờ khai hải quan

–       Thông báo thuế

Tính và ghi nhận thông báo thuế VAT hàng nhập khẩu Nợ TK 1332

Có TK 33312

–       Tờ khai hải quan

–       Thông báo thuế

Nộp các loại thuế liên quan tới đơn hàng nhập khấu TSCĐ, CCDC Nợ TK 33312

Nợ TK 33332

Nợ TK 3332

Có TK 111/112

–       Giấy nộp tiền vào ngân sách

–       Phiếu chi / UNC kèm theo

Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách  mới có thể nhận hàng về DN. Thời điểm nộp thuế VAT là thời điểm ghi nhận VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ.
Ghi nhận các loại chi phí tại cảng liên quan đến đơn hàng nhập khẩu TSCĐ, CCDC Nợ TK 241/242

Nợ TK 1332

Có TK 111/112/331

–       Biên lai

–       Phiếu chi hộ

–       Hóa đơn

Nếu sử dụng dịch vụ hải quan, thường thì đơn vị dịch vụ sẽ nộp hộ các khoản này rồi DN chi trả sau. Một số khoản phí hãng tàu hoặc dịch vụ Logistic nộp thay rồi DN trả sau đó.
TSCĐ, CCDC về tới công ty Nợ TK 211

Có TK 331

–       Biên bản giao nhận

–       Phiếu kế toán

Ghi nhận giá trị vào công nợ nhà cung cấp – chi tiết đối tượng là đơn vị xuất khẩu.
Hạch toán hóa đơn vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt Nợ TK 241/242

Nợ TK 1332

Có TK 111/112/331

–       Biên lai

–       Phiếu chi hộ

–       Hóa đơn

Các chi phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ, lắp đặt cần ghi nhận vào quá trình mua sắm để hình thành nguyên giá.
Hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài phục vụ lắp đặt Nợ TK 241/242

Có TK 111/112/331

Có TK 3335

Nợ TK 3335

Có TK111/112

–       Biên bản, nghiệm thu công việc

–       Chứng từ chi trả

–       CMND + MST của người được thuê

Nếu chi trả có tính vụ việc trên 2 tr, DN trích 10% thuế TNCN nộp ngân sách nhà nước. Nếu thỏa thuận là TN NET thì DN phải trả thay thuế TNCN. (Trả chứng từ thuế cho người bị khấu trừ thuế TNCN).
Hạch toán chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ lắp đặt, thử nghiệm Nợ TK 241/242

Nợ TK 1332

Có TK 111/112/331

–       Biên lai

–       Phiếu chi / UNC

–       Hóa đơn

Ví dụ như chi phí xăng dầu, và các nguyên nhiên liệu khác phục vụ lắp đặt, chạy thử…
Hạch toán chi phí lỗ tỷ giá, lãi vay phục vụ mua sắm TSCĐ, CCDC Nợ TK 241/242

Có TK 111/112

–       Phiếu kế toán

–       Hợp đồng mua ngoại tệ

Là các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thực tế khi DN mua ngoại tệ chi trả so với tỷ giá ghi trên Invoice/ TKHQ
Nếu CCDC nhập kho Nợ TK 153

Có TK 331

–       Biên bản bàn giao

–       Phiếu nhập kho

Nếu mua với số lượng lớn nhập kho, sau đó xuất dùng dần – quản lý như hàng tồn kho
Hoàn thành mua sắm TSCĐ đưa vào sử dụng Nợ TK 211

Có TK 241

–       Biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào SD

–       Quyết định đưa vào SD TSCĐ

–       Phiếu kế toán

Nếu trước đó, quá trình mua TSCĐ diễn ra với nhiều giao dịch ở các thời điểm khác nhau, đã tập hợp chi phí mua liên quan vào 241.
Nếu CCDC mua dùng ngay Nợ TK 242

Có TK 331

–       Biên bản giao nhận

–       Quyết định đưa vào SD

–       Lập bảng phân bổ

Mua dùng ngày thì thực tế “không tồn kho” nên không sử dụng tài khoản 153.
Xuất dùng CCDC Nợ TK 242

Có TK 153

–       Phiếu xuất kho

–       Lập bảng phân bổ

Khi xuất CCDC ra dùng, giá trị xuất kho CCDC ghi nhận trong bảng kê trở thành CPTT
Tính khấu hao TSCĐ Nợ TK chi phí

Có TK 214

–       Bảng tính và phân bổ khấu hao

–       Phiếu kế toán

Thực hiện định kỳ hàng tháng, ngày chứng từ và ghi sổ là ngày cuối cùng của tháng.
TÍnh phân bổ CCDC, CPTT Nợ TK chi phí

Có TK 242

–       Bảng tính và phân bổ CCDC, CPTT

–       Phiếu kế toán

Thực hiện định kỳ hàng tháng, ngày chứng từ và ghi sổ là ngày cuối cùng của tháng.
Chuyển TSCĐ đi góp vốn, liên doanh, liên kết

(Ghi nhận 711/811 với giá trị đánh giá chênh lệch so với sổ sách)

Nợ TK 221, 222, 228

Nợ TK 811

Nợ TK 214

Có TK 211

Có TK 711

–       Hợp đồng/biên bản hợp tác

–       Biên bản họp xác định giá trị tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết

–       Quyết định điều chuyển TSCĐ

–       Phiếu kế toán

221 – Đầu tư vào công ty con | góp vốn sở hữu trên 50% vốn và quyền biểu quyết.

222 – Liên doanh – việc góp vốn hình thành pháp nhân mới đồng kiểm soát.

222 – Liên kết – việc góp vốn sở hữu từ 20 -50 sở hữu và biểu quyết.

228 – Các trường hợp khác

Sửa chữa lớn TSCĐ làm tăng nguyên giá, công năng của TSCĐ Nợ TK 241

Nợ TK 133

Có TK 111,112,334,331,

152,153,214

–       Phương án và dự toán sửa chữa lớn

–       Quyết định của GĐ về việc sửa chữa lớn TSCĐ

–       Hợp đồng, hóa đơn, báo giá, đơn hàng

–       Phiếu xuất NVL, CCDC, phiếu kế toán

–       Biên bản nghiệm thu hoàn thành việc sửa chữa hoàn thành – ghi tăng nguyên giá TSCĐ

–       Điều chỉnh thẻ tài sản, bảng khấu hao

Sửa chữa nhỏ thường xuyên TSCĐ Nợ TK chi phí

Nợ TK 242

Nợ KT 133

Có TK 111,112,334,331

–       Hợp đồng, hóa đơn

–       Chứng từ kế toán

Nếu chửa chữa hoàn thành ghi nhận ngay chi phí hoạt động thì ghi nhận Nợ TK chi phí liên quan.

Nếu khoản sửa chữa phân bổ nhiều kỳ thì ghi nhận 242.

Trả lại vốn góp bằng TSCĐ hiện tại đang dùng Nợ TK 411/138

Nợ TK 214

Có TK 211, 213

–       Biên bản ghi nhập chấp thuận rút vốn bằng TSCĐ

–       Quyết định của HĐQT/HĐTV

–       Biên bản bàn giao TSCĐ

–       Biên bản họp định giá TSCĐ hoàn trả

–       Phiếu kế toán ghi nhận nghiệp vụ

–       Điều chỉnh bảng kê TSCĐ và bảng trích KHTSCĐ để tiếp tục cho kỳ sau.

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ Nợ TK 811

Nợ TK 214

Có TK 211/213

Nợ TK 131/111/112

Có TK 711

Có TK 333

–       Quyết định và biên bản về thanh lý nhượng bán TSCĐ

–       Hóa đơn bán thanh lý TSCĐ

–       Phiếu kế toán

–       Chứng từ thanh toán

–       Hợp đồng bán TSCĐ

811 – Ghi nhận giá trị còn lại (giá vốn của nghiệp vụ thanh lý)

711 – Ghi nhận thu nhập (giá bán) khi thanh lý TSCĐ

Khi thanh lý lập hóa đơn ghi rõ thanh lý TSCĐ theo quyết định số…, tên tài sản, số hiệu, đơn giá, thành tiền, thuế suất VAT

Ghi nhận trường hợp hư hại, mất mát TSCĐ Nợ TK 811

Nợ TK 214

Có TK 211

–       Biên bản kiểm kê ghi nhận TSCĐ hưu hại mât mát

–       Giấy tờ ghi nhận trách nhiệm đền bù

–       Chứng từ kế toán

Chủ doanh nghiệp cùng kế toán thống kê giá trị thiệt hại, xác định nguyên nhân. Tổng giá trị thiệt hại trừ đi giá trị được đền bù trách nhiệm, đền bù của bảo hiểm, còn lại bao nhiêu ghi nhận chi phí khác.
Hạch toán hóa đơn TSCĐ, CCDC thuê hoạt động Nợ TK chi phí hoặc

Nợ TK 242

Nợ TK 133

Có TK 331/111/112

–       Hợp đồng thuê tài sản hoạt động

–       Chứng từ thanh toán tiền thuê

Nếu thuê trả từng tháng – kế toán ghi nhận chi phí thuê vào tài khoản chi phí.

Nếu thuê trả nhiều tháng (kỳ) – kế toán ghi nhận 242.

Hạch toán hợp đồng, hóa đơn thuê tài chính TSCĐ. Khi ứng trước tiền thuê và ký quỹ cho hợp đồng thuê tài chính Nợ TK 341

Nợ TK 244

Có TK 111,112

–       Hợp đồng thuê tài chính

–       Biên bản ký quỹ kèm theo hợp đồng

–       Chứng từ chi trả (Phiếu chi/UNC)

3412 – Số tiền thuê trả trước theo hợp đồng

244 – giá trị tiền ký quỹ theo điều khoản trách nhiệm ký quỹ của hợp đồng thuê tài chính.

Nhận tài sản cố định thuê tài chính Nợ TK 212

Có TK 3412

–       Biên bản bàn giao tài sản

–       Hồ sơ gốc tài sản (bản photo sao y)

Ghi nhận giá trị không bao gồm các khoản thuế gián thu (thuế VAT là thuế gián thu)
Các chi phí phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính Nợ TK 212

Nợ TK 133

Có TK 242

Có TK 111,112,331

–       Hợp đồng, hóa đơn, biên lai, giấy tờ ghi nhận chi phí phát sinh

–       Phiếu kế toán

–       Chứng từ thanh toán

Là các khoản phí, lệ phí, vận chuyển, lắp đặt, đánh giá…. Do bên đi thuê có trách nhiệm chi trả. Giá trị này được ghi nhận vào nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính để khấu hao
Định kỳ trả gốc và lãi tiền thuê tài sản Nợ TK 341

Nợ TK 635

Có TK 112

–       Thông báo, chứng từ của bên cho thuê

–       Chứng từ thanh toán (UNC)

Định kỳ bên cho thuê căn cứ hợp đồng thông báo giá trị gốc tiền thuê để bên đi thuê chi trả.

635 ghi nhận tiền lãi tương ứng từng kỳ.

Ghi nhận theo thông báo thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính Nợ TK 133

Có TK 338

–       Thông báo

–       Hóa đơn của bên cho thuê

–       Phiếu kế toán hạch toán

Khi nhận thông báo, hóa đơn, kế toán tạm phản ánh vào tài khoản 338, sau đó căn cứ tình hình thực hiện tiếp theo như dòng kế tiếp.
Chi trả tiền thuế cho bên cho thuê theo hóa đơn Nợ TK 338

Có TK 112

–       UNC

–       Báo Nợ

Nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng – chi trả
Nếu số thuế VAT đã chi trả cho bên cho thuê không đủ điều kiện khấu trừ Nợ TK chi phí

Có TK 133

–       Phiếu kế toán Trong nhiều trường hợp TSCĐ thuê tài chính không đáp ứng điều kiện của luật thuế về giá trị, mục đích sử dụng nên không được khấu trừ.
Kết thúc hợp đồng thuê, nếu trả lại tài sản cố định thuê tài chính cho bên cho thuê Nợ TK 2142

Có TK 212

–       Biên bản bàn giao hoàn trả tài sản cố định thuê tài chính

–       Phiếu kế toán

Hợp đồng thuê tài chính có 2 lựa chọn: hoặc là kết thúc hợp đồng thuê, tài sản thuộc về bên đi thuê | hoặc là kết thúc hợp đồng thuê, tài sản trả lại cho bên cho thuê.
Nhận lại TSCĐ, CCDC góp vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con. Nợ TK 211

Nợ TK 811

Có TK 214

Có TK 221/222/228

–       Biên bản thu hồi và bàn giao TSCĐ

–       Phiếu kế toán

Thanh lý hợp đồng hoặc điều chỉnh hợp đồng góp vốn, hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư

Ghi nhận 811 khi có sự đánh giá lại giá trị thực thấp hơn giá trị ghi sổ.

Thu hồi vốn ở đơn vị thành viên bằng TSCĐ Nợ TK 211

Có TK 214

Có TK 136

–       Biên bản thu hồi và bàn giao TSCĐ

–       Phiếu kế toán

Vốn tại chi nhánh, văn phòng đại diện (không áp dụng cho trường hợp liên doanh, liên kết hoặc đầu tư vào công ty con)
Nhận TSCĐ, CCDC cho tặng Nợ TK 211, 153, 242

Có TK 4118

–       Biên bản cho tặng (nếu có)

–       Hóa đơn tài chính

–       Phiếu kế toán

Giá trị ghi nhận là giá trị ngang giá nếu trên hóa đơn cho tặng không phản ánh giá trị tài sản.
Khi hạch toán mua, thuê tài sản cố định là ô tô chở người dưới 9 chỗ đối với doanh nghiệp không kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạng, kế toán chú ý tham chiếu điều kiện được khấu trừ thuế đầu vào và  giá trị định mức (giá trị tối đa) được tính khấu hao tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN.

Các trường hợp doanh nghiệp quyết định trích khấu hao tài sản nhanh hơn hoặc chậm hơn thời gian trích khấu hao theo phân loại tại TT45/2013/TT-BTC thì kế toán chú ý phản ánh giá trị chênh lệch của khấu hao vào 243, 347, 821 đồng thời ghi nhận giá trị tại ô B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN khi lập báo cáo quyết toán thuế TNDN cuối năm tài chính.

Xây dựng cơ bản, xây lắp, gia công là quá trình doanh nghiệp thực hiện mua sắm tài sản cố định trong dài kỳ, sử dụng nguyên nhiên vật liệu, nhân công của chính doanh nghiệp hoặc mua ngoài thực hiện kế hoạch xây lắp. gia công, giao thầu để hình thành cơ sở vật chất, máy móc, CCDC cho mình.

Trường hợp xây dựng mới những tài sản lớn có tính chất như một dự án đầu tư (nhà kho, nhà máy mới…) thì doanh nghiệp cần có quyết định đầu tư, phương án đầu tư trước khi thực hiện.

Xuất vật tư, thành phẩm, hàng hóa phục vụ gia công xây lắp hoặc thuê gia công xây lắp theo phương án đầu tư xây dựng hình thành tài sản cố định. Nợ TK 241

Có TK 152, 153, 155,156

–       Phiếu xuất kho, ghi nhận giá vốn.

–       Biên bản bàn giao

Xuất kho trong trường hợp này là xuất kho tiêu dùng nội bộ, kế toán căn cứ phiếu xuất kho lập hóa đơn, không phải tính thuế GTGT đầu ra.
Ghi nhận giá trị vật tư công cụ, thiết bị, nguyên nhiên liệu mua mới, dịch vụ thuê ngoài phuc vụ gia công, xây lắp hình thành tài sản cố định Nợ TK 241

Nợ TK 133

Có TK 331

–       Hợp đồng, bàn giao

–       Hóa đơn tài chính

–       Biên bản bàn giao

Trường hợp xây lắp hình thành tài sản cố định phải mua mới hoặc mua thêm nguyên nhiên liệu. Bút toán này sử dụng trong cả trường hợp ghi nhận giá trị dịch vụ, năng lượng có liên quan.
Ghi nhận giá trị nhân công nội bộ, làm tăng ca phục vụ xây lắp, gia công hình thành tài sản cố định, kể cả nhân công thuê ngoài (nhóm thợ) Nợ TK 241

Có TK 334

Có TK 331

–       Biên bản nghiệm thu công việc

–       Bảng chấm công, tính lương và thu nhập

Cần ký phê duyệt các chi phí này, có thể hạch toán ngay khi chưa thực hiện thanh toán
Thực hiện thanh toán Nợ TK 334

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

–       Chứng từ thanh toán: Phiếu chi / UNC + Báo Nợ Thanh toán riêng biệt cho từng giao dịch. Đối với nhân công thuê ngoài cần đảm bảo có đủ hồ sơ, chữ ký nhận tiền của người lao động.
Ghi nhận lãi vay, chênh lệch lỗ tỷ giá vào giá trị xây dựng cơ bản Nợ TK 241

Có TK 112, 331

–       Chứng từ kế toán tính hoặc chi trả Tính vốn hóa các chi phí tài chính phát sinh
Trường hợp nhập khẩu vật tư, trang thiết bị phục vụ xây lắp, XDCB hình thành tài sản cố định, kế toán ghi nhận toàn bộ giá trị nhập khẩu, thuế trực thu, phí và chi phí phát sinh vào giá trị xây lắp dở dang. Nợ TK 241

Nợ TK 133

Có TK 333

Có TK 331

–       Hồ sơ hải quan

–       Thông báo thuế

–       Nộp tiền vào ngân sách

–       Chứng từ chi trả nhà cung cấp

–       Hợp đồng mua bán

–       Hóa đơn tài chính

–       Biên bản bàn giao

Các giao dịch chi tiết cho từng nghiệp vụ ghi nhận toàn toàn tương tự như trường hợp nhập khẩu tài sản cố định đã hướng dẫn ở trên.
Khi xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, hình thành tài sản cố định và đưa vào sử dụng – trích khấu hao Nợ TK 211

Có TK 241

–       Biên bản nghiệm thu bàn giao

–       Báo cáo quyết toán – nghiệm thu

–       Quyết định đưa vào sử dụng

–       Chứng từ hạch toán ghi nhận

–       Hóa đơn tài chính

Nếu trước đó bên nhận thầu đã xuất hóa đơn cho từng hạng mục/phần việc thì không cần xuất hóa đơn tổng nữa. Kế toán cần lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp tiêu hao trong quá trình xây lắp để làm cơ sở hình thành nguyên giá tài sản một cách chắc chắn.
Giá trị vật tư tiêu hao, phế liệu, hư hỏng không được ghi nhận thành tài sản Nợ TK 242

Có TK 241

–       Biên bản kiểm kê

–       Phiếu kế toán

Căn cứ biên bản nghiệm thu, ghi nhận giá trị tiêu hao không đủ tiêu chuẩn hình thành tài sản hoặc giá trị quyết toán thấp hơn tổng giá trị đầu tư – tiêu hao.
Bán thanh lý phế liệu thu hồi hoặc nhượng bán nguyên liệu, trang thiết bị dư thừa Nợ TK 811

Có TK 241

Nợ TK 131/112

Có TK 711

Có TK 133

–       Biên bản kiểm kê

–       Biên bản thanh lý

–       Hóa đơn tài chính

–       Chứng từ thanh toán

Sau khi thực hiện thanh lý, ghi nhận các chênh lệch thì ta đã giải phóng hết giá trị bên nợ 241 bằng bên có 241.
Xây dựng cơ bản, xây lắp không được nghiệm thu thành tài sản cố định Nợ TK 242

Có TK 241

–       Biên bản làm việc với các bên liên quan

–       Giấy tờ xác nhận giá trị đền bù nếu có

–       Phiếu kế toán

Nếu xây dựng cơ bản dở dang không thành công, không hình thành tài sản cố định thì sau khi xác định giá trị đền bù của các bên liên quan, kế toán xác định đó là khoản chi phí trả trước để phân bổ vào chi phí khác trong dài kỳ.
  • Trường hợp doanh nghiệp sau khi phê duyệt phương án đầu tư xây dựng cơ bản/xây lắp để hình thành tài sản cố định sau đó thực hiện phương thức giao thầu cho doanh nghiệp/cá nhân thực hiện, nhận tài sản khi hoàn thành bàn giao thì cần tuân thủ các quy trình nghiệp vụ về hợp đồng xây dựng/giao thầu, biên bản nghiệm thu vật tư, biên bản nghiệm thu bàn giao từng hạng mục, phần việc và cuối cùng là báo cáo quyết toán – nghiệm thu – bàn giao.
  • Mỗi hạng mục, công việc cần có hóa đơn chứng từ tiêu hao của vật tư, nhân công hoặc hóa đơn tổng thể cho cả công trình.
  • Đối với các hạng mục xây dựng cơ bản cần có bản vẽ, dự toán theo quy định hiện hành về giá, dự toán theo hướng dẫn của ngành/ tiêu chuẩn xây dựng thì doanh nghiệp không được lập dự toán và tính tiêu hao theo quyết toán nghiệm thu vượt quá các định mức này.
  • Trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định cũng áp dụng quy trình hạch toán như xây dựng cơ bản hình thành tài sản cố định, cũng yêu cầu bản vẽ, phương án, dự toán, thủ tục hóa đơn chứng từ và nghiệm thu thanh toán.

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG